Lấy vợ gả chồng là chuyện lớn cả đời người nên các nghi lễ cưới hỏi cần biết rất được chú trọng, cô dâu chú rể tìm hiểu lễ cưới một cách kỹ càng và chu đáo
Các nghi lễ cưới hỏi cần biết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lấy vợ, gả chồng là chuyện lớn đời người nên các nghi lễ cưới hỏi cần biết rất được quan tâm và chú trọng. Tùy vào từng vùng miền có những khác biệt văn hóa và tập tục nhưng nói chung nghi lễ cưới hỏi truyền thống người Việt luôn có những bước trình tự cao thấp, gần xa rất chi là rành mạch.

Thế nào là lễ vấn danh? Tại sao lại có nơi làm lễ ăn hỏi, có gia đình thì không? Những nghi lễ cưới bắt buộc là gì? Đây là những câu hỏi mà các cô dâu, chú rể thường đau đầu vì không hiểu rõ nghi lễ cưới như thế nào cho hợp lý, đúng thuần phong mỹ tục. Đặc biệt, xã hội càng hiện đại thì nghi lễ cưới càng được giản tiện hoặc chuyển sang hình thức khác cho phù hợp với điều kiện từng gia đình.

Nghi lễ cưới hỏi khởi thủy có 6 lễ

1. Lễ Nạp thái (kén chọn)

Lễ nạp thái hay còn gọi là lễ kén chọn là nhà trai đưa lễ để tỏ ý đã kén chọn, tục gọi là chạm mặt hay dạm vợ. Nhà trai chuẩn bị sính lễ và nhờ người mai mối đến nhà gái để đặt vấn đề. Nếu nhà gái đồng ý thì nhận lễ vật, còn không thì xem như mọi chuyện như chưa xảy ra.

Lễ vật thường tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.

2. Lễ Vấn danh (hỏi tên tuổi cô gái)

Sau khi gia đình nhà gái nhận lễ vật, người mai mối có trách nhiệm và thông báo tình hình cho nhà trai. Sau đó, nhà trai lại tiếp tục nhờ người tới nhà gái để tìm hiểu tên tuổi, ngày sinh tháng để của cô gái để về bốc quẻ, xem bói, nếu mọi việc tốt đẹp thì hôn nhân mới có thể tiếp tục. Tục này gọi là lễ vấn danh.

Quan niệm của người xưa là vợ chồng hợp tuổi nhau thì mới có thể sống hạnh phúc, ăn nên làm ra (ngày nay chúng ta vẫn còn giữ quan niệm này). Lễ vấn danh cũng ra đời từ đó.

3. Lễ Nạp cát (báo cho nhà gái biết bói được quẻ tốt)

Theo truyền thống, nghi thức lễ nạp cát gần giống như nghi thức nạp thái.

4. Lễ Thỉnh kỳ (bàn bạc định ngày để làm lễ cưới hỏi )

Sau khi đã chọn được ngày lành tháng tốt, nhà trai đến nhà gái thông báo để bàn bạc, thương lượng ngày tổ chức hôn lễ. Gọi là lễ thỉnh kỳ.

5. Lễ Nạp tệ (đưa lễ cưới hỏi )

Nhà trai chuẩn bị sính lễ đem đến nhà gái, biểu lộ mong muốn có cô gái về làm dâu nhà mình. Nếu nhà gái đón nhận sính lễ thì mọi việc xem như đã được xác nhận. Thông thường trong ngày lễ nạp tệ này, người ta hay tổ chức cỗ bàn tiệc rượu, và cô dâu tương lai có thể gặp họ hàng nhà trai.

6. Lễ Thân nghinh (lễ đón dâu)

Vào ngày hoàng đạo, chú rể trực tiếp tới nhà gái đón cô dâu. Người xưa tin rằng dương luôn hạ âm, nam bao giờ cũng trước nữ, cho nên việc chú rể đích thân đi đón dâu làm lễ thân nghinh là biểu thị tình cảm yêu thương.

Ngày đón dâu, cả nhà trai và nhà gái đến làm lễ cáo từ đường.

Ngày vu quy, cô dâu lên lễ từ đường nhà chồng và chào họ nhà trai.

Lễ hợp cẩn, cô dâu và chú rể cùng chung chén rượu và ăn cùng một mâm.

Đám cưới phải có chủ hôn. Chủ hôn phải là ông hoặc cha của chú rể. Nếu không có người thân thích, hàng chủ bác sẽ làm chủ hôn. Chủ hôn phải không có tang cơ niên (tang một năm trở lên – tức trong vòng một năm trở lại thì không vướng tang ma gì)

Ngày nay nghi lễ cưới hỏi 6 lễ này đã giảm còn 3 lễ

1. Lễ chạm ngõ

Khi xác định được ngày tốt, nhà trai sắm một lễ mọn cúng tổ tiên để báo về công việc hệ trọng đối với chàng trai. Sau đấy, nhà trai sửa một lễ mang sang nhà gái. Đó là một cơi trầu têm cánh phượng, cau bổ tư bẻ cánh tiên. Tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình mà lễ này có thể có thêm trà, mứt, bánh…

Trước khi nhà trai từ giã, nhà gái thường sẻ một phần lễ để biếu lại nhà trai gọi là lại quả.
Có nhiều gia đình không có lễ chạm ngõ. Ngày nay, lễ chạm ngõ thường được xem như cùng lễ ăn hỏi.

2. Lễ ăn hỏi

Về ý nghĩa, lễ ăn hỏi cũng như lễ chạm ngõ, nhưng được tổ chức lớn hơn, nhiều lễ vật hơn.

Nhà trai, cũng phải chọn ngày tốt, chuẩn bị cau trầu, rượu (là phần lễ không thể thiếu), một số nơi có bánh hỏi, xôi gấc, bánh cốm, bánh chưng, lợn quay…

Việc đưa thiếp mời hoặc mời miệng đến chung vui cũng được hai họ tiến hành vào ngày này (đó là vào ngày xưa). Ngày nay, lễ ăn hỏi có thể được nhập với lễ cưới và việc đưa thiếp mời do cô dâu chú rể, gia đình hai họ đã được tiến hành trước lễ cưới 1-2 tuần, để bạn bè thân hữu có thể sắp xếp thời gian mà tới dự.

3. Lễ cưới

Có nghi thức đưa sính lễ (nếu nhập lễ ăn hỏi vào làm một), lễ cáo từ đường, đón dâu và lễ hợp cẩn. Sau đó cô dâu chú rể cùng đi chúc rượu với người tham dự trong tiệc cưới. Các nghi lễ này có thể thêm hay bớt tùy đặc trưng phong tục từng miền và điều kiện của gia đình hai họ.

Thực chất, các cô dâu chú rể ngày nay để ý đến việc tránh điềm lành dữ trong đám cưới, chọn ngày tốt – xấu hơn là cố gắng làm theo đúng nghi thức truyền thống, vì qua bao thế hệ, lễ cưới đã thay đổi nhiều và một số nghi lễ rườm rà trở nên không cần thiết nữa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


lòng bàn tay cúng cô hồn tháng 7 người có phúc Địa Tạng Vương Bồ Tát Vị Cung Tuất phong thủy nha o hạnh phúc cách xem tướng tư vi Chòm sao áp lực nhất tháng 8 mơ thấy trẻ con bú phòng ngủ đặt trên bếp hoc tu vi sao Hoa Cái tiền lẻ tim so nội tâm bên trong tuổi kim lâu phat tai năm sinh con người tuổi dậu Sao Lâm quan Đầu nhÃƒÆ tu vi Xem bói nhìn ngón tay đeo nhẫn để món ăn giá tuổi Tý Tuổi tỵ mạng mộc hợp màu gì tu vi bát may sức Giáp Ngọ Bích Phương Lợi Vòng sao thien khong bố trí bếp sự người tuổi thân trước tan chết chòm sao sĩ diện môi hướng dẫn xem tử vi hồng kiêng kỵ miếu mạo phong tam dương bênh con giáp hợp nhau tuổi vợ chồng Phong thủy cửa Tuổi Dần Trần cam nang thử boi thang sinh Sao pha toai tu vi thang cay phong thuy báƒ