Chùa Thiên Tượng là một trong những danh lam thắng cảnh của Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã được mệnh danh là Hoan châu đệ nhị phong cảnh
Chùa Thiên Tượng - Hà Tĩnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tiếng thơ muôn thuở bay xa
Để thương để nhớ biết là ai hay
Để cho tất cả ngày mai
Cảnh chùa Thiên Tượng thêm say lòng người
“Nguyễn Viết Chương, viết tặng chùa Thiên Tượng, tháng 2/2004”

Chùa Thiên Tượng là một trong những danh lam thắng cảnh của Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã được mệnh danh là Hoan châu đệ nhị phong cảnh. Chùa nằm ngay lưng chừng đỉnh núi Hồng bên quốc lộ 1A thuộc địa phận phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, tiếp giáp nơi giao nhau giữa sông Lam, sông La. Ai ra Bắc hay vào Nam trên quốc lộ đều nhìn thấy danh thắng này.

Chùa được xây dựng vào đời Trần. Đầu thế kỷ 19, Thiên Tượng vẫn là ngôi chùa đẹp, là chốn u tịch, thâm nghiêm. Nhưng vào năm Ất Dậu 1885, sau biến cố kinh thành Huế, vua tôi Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng, Hương Khê phát động phong trào Cần Vương thì vùng Hồng Lĩnh cũng trở thành nơi hoạt động chống Pháp. Chùa đã bị đốt và tàn phá thành phế tích. Đến năm 1901, Tổng đốc An Tĩnh là Đào Tấn đã cho xây dựng lại ngôi chùa này.

Chùa có thượng tịnh, hạ tịnh, có Lưu Đức tháp và Thạch Sơn tháp, trong chùa có chuông Đại Hồng và nhiều tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao… Khuôn viên chùa chừng 150.000 m2 được giới hạn bởi hai suối lớn (suối Bắc và suối Nam), cả hai đều bắt nguồn từ đỉnh Thiên Tượng mà hợp thành. Đường lên chùa được xếp đá công phu theo từng bậc như thang đá từ khối 11 phường Trung Lương lên chùa. Từ chùa nhìn xuống thị xã Hồng Lĩnh và ngã ba nơi tiếp giáp sông Lam và sông La đẹp như một bức tranh hồn thiêng sông núi của mảnh đất xứ Nghệ.

chùa thiên tượng
Một góc cảnh quan trong Chùa Thiên Tượng

Năm 1885 thực dân Pháp sang xâm lược, nơi đây được các nhà tu hành yêu nước bảo vệ bí mật, sơ sở hoạt động chống đế quốc, in ấn tài liệu, trợ cấp tiền gạo. Vì vậy mà ngôi chùa bị đốt phá, hành hạ tăng ni, tàn sát đạo hữu đe dọa việc tu hành, làm cho ngôi chùa trở nên phế tích lần thứ nhất.

Năm 1930-1931, lại diễn ra tương tự, lần thứ hai tiếp tục ngôi Chùa bị đốt, tăng ni lại bị hành hạ, nghiêm cấm việc hoạt động, may mà ngôi Thượng Điện còn tồn tại nên việc hoạt động ở đây làng phải giao cho sai Chùa duy trì.

Năm 1946 lại diễn ra phá hoại lần thứ ba, do nhận thức của số người chống mê tín, dị đoan, tả khuynh. Tượng Phật chuyển về Chùa Long Đàm, thì năm 1950 xảy ra hỏa hoạn, toàn bộ tượng Phật bị thiêu rụi. Quả chuông lớn nhất cũng bị tiêu tán, từ đây chùa vắng lặng người qua lại, trở nên phế tích (1946 – 1988) 43 năm.

Năm 2005, chùa đã được nhà nước công nhận di tích danh thắng quốc gia. Đây là cơ sở pháp lý đủ điều kiện để xây dựng và phát triển xứng đáng với giá trị lịch sử để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là tỏ lòng thành kính đối với đức Phật, tri ân các vị Sư Tổ và các bậc tiền nhân có công gây dựng, bồi đắp để có những kết quả như ngày nay, hòa nhập với xu thế phát triển của thời đại.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


ngu Top vat coi tủ bói vận hạn chiếc xe cho gio tot diem trong cúng rằm tháng 7 Yêu tướng khuôn mặt nhung bệnh mơ nói vợ chồng hóa linh vật phong thủy 2018 mơ thấy diều bay cua nguoi Gia tiên Bính Dần Bàn Tỵ mơ thấy rùa chuyển Văn phong thuy Hóa số tử vi Xem tướng mặt mệnh cung phi Bệnh phù tướng người có lông mày rậm Nam 2018 giang 12 con giáp văn xương hình xăm âm vô cực tiền bạc xem tính cách tà khí hao tài Đường thái dương Hội Cống Yên nhàn Việt Nam cách chọn giường ngủ huyệt nhũ phúc khí bánh chưng đặt tên con mệnh bàn Kỷ mui Ä ua