Chùa Tự Khánh có tên nôm là chùa Vẽ, chùa Cả, gọi theo địa danh là chùa Đông Ngạc. Chùa tọa lạc tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội
Chùa Tự Khánh - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Tự Khánh có tên nôm là chùa Vẽ, chùa Cả, gọi theo địa danh là chùa Đông Ngạc. Chùa tọa lạc tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc.

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được xây dựng vào đời Hậu Lê. Tấm bia đời Lê Thần Tông (1653-1661) đã ghi công đức của ông Nguyễn Phúc Ninh và bà Trần Thị Ngọc Luân đã hưng công sửa ngôi chùa to lớn. Hai nhân vật trên được chọn là hậu Phật của chùa.

Chùa Tự Khánh có 59 gian, kiến trúc nội tự chữ “Đinh”, ngoại tự chữ “Quốc”. Chùa Tự Khánh với phong cách nghệ thuật thế kỷ 18 – 19. Chùa có quả chuông đúc năm Diên Hựu thứ 2 (1315). Trong chùa hiện còn có tấm bia có niên đại Thịnh Đức ghi rõ công đức của vợ chồng ông Nguyễn Phúc Ninh, cúng gia tư điền sản để tu bổ, dựng lại chùa, và được dân làng tôn làm Hậu Phật.

Hiện tại, chùa còn 53 tượng đẹp, 1 quả chuông nặng 750kg treo ở gác chuông có niên đại Gia Long 16 (năm 1817) và 2 quả chuông nhỏ hơn cũng được đúc vào thời Nguyễn. Chùa còn 3 bộ cửa võng, nhang án, hoành phi, câu đối được chạm trổ tinh xảo.

Kiến trúc chùa gồm tam quan, gác chuông, nhà vuông với mái chồng diêm, chùa chính, nhà Tổ. Chùa chính có kết cấu hình chữ Đinh gồm: tiền đường 3 gian 2 chái, hậu cung có mái chồng diêm.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa còn giữ được 5 pho tượng được tạo tác công phu mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX và nhiều đồ thờ tự cổ. Chùa được liệt vào danh sách “Chùa có ít tượng nhất” trong bảy cái nhất của chùa Hà Nội.

Chùa Đông Ngạc đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1993.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


ĐẶT Ấn loài trồng Cự môn Sao Thiên Đức hiếu Hứa văn khấn ông táo Xem hướng lục diệu cách chải tóc giả xoăn ngày rằm nhân phụ nữ giàu có Tu vi phái thái tuế Sao Đẩu Quân Nhị bị giật mắt phải sửu tình yêu săm chuyển tứ linh 3 cach trong cay phúc tinh ca Lưu niên Nhâm Ngọ Cung công trình kiến trúc cổ đại việt nam kiêng kỵ khi xây cổng lộc tồn 4 chữ mà y bạch dương Phòng lông mày tướng Tuyệt cửa đối diện hội chùa Keo đường Vận mệnh ứng Tuong thóp gio vị M Nhà ngón tay đeo nhẫn Sao Lực Sĩ tháng cuối năm người tuổi tỵ tự lực Sao Thiên Quan Thiên Phúc Sao Thiên Trù các sao hóa giải Khuôn mặt mắt phải NhẠtỳ Người tuổi Hợi