Chuyện cổ Phật giáo: Tất cả đều đúng Phật - Pháp vô biên, mỗi người tu luyện có cái nhìn khác nhau về Pháp lý thâm sâu huyền diệu, không có ai đúng, ai không đúng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Câu chuyện thứ 1: Tất cả đều đúng

Một ngày, một nhà sư ngồi tĩnh tọa trên bồ đoàn, bên cạnh có một người hầu hạ, ở ngoài cửa là hai đồ đệ đang tranh luận kịch liệt. Hai bên không ai chịu ai, chấp vào ý kiến bản thân, đều cho rằng chứng thực và sở ngộ của mình mới là đúng.

Kết quả là tranh luận tới khi sư huynh tiến vào trong phòng hỏi nhà sư đang đả tọa: “Sư phụ, người tu hành nên đạt đến ‘tâm không vướng víu’ hết thảy mọi thứ thế gian, xả bỏ vinh nhục, hết thảy tốt xấu thị phi đều không động tâm, đây mới là cốt tủy của tu hành, thế nhưng sư đệ cho rằng con nói không đúng. Xin hỏi sư phụ, quan điểm của con rốt cuộc đúng hay không đúng?”

Phật giảng kinh

“Con nói đúng”, nhà sư nhẹ nhàng đáp.

Sư huynh đắc ý lắm, dương dương tự đắc bước ra ngoài cửa, làm ra vẻ đắc thắng trước mặt sư đệ, nói với sư đệ rằng sư phụ nói quan điểm của ta là đúng.

Sư đệ nghe xong rất không phục, lập tức cũng tiến vào phòng hỏi nhà sư đang tĩnh tọa: “Sư phụ, người tu hành nên đạt đến ‘tâm có chủ tể’ hết thảy mọi thứ thế gian, minh bạch rõ ràng chọn lựa, nhận rõ đúng sai tốt xấu thị phi, đây mới là tu hành, thế nhưng sư huynh nói con lý giải lệch rồi, sao sư phụ lại nói anh ấy đúng?”

Nhà sư đáp: “Con nói đúng”. Sư đệ nghe sư phụ nói vậy trong tâm cao hứng lắm, vui mừng thích thú bước ra.

Người hầu hạ ở bên cạnh nhà sư thấy vậy trong tâm khó hiểu, mới hỏi nhà sư: “Ban nãy cách nhìn, liễu giải Phật Pháp của hai người họ hoàn toàn tương phản, sao ngài nói người này đúng, người kia cũng đúng, rốt cuộc là ai đúng đây?”

“Con nói đúng”, nhà sư đáp.

Phật Pháp vô biên, mỗi người tu luyện có cái nhìn khác nhau về Pháp lý thâm sâu huyền diệu, không có ai đúng, ai không đúng, hơn nữa đúng hay không đúng chỉ là tương đối. Người tu tại cảnh giới của mình mà có nhận thức riêng, tùy theo cảnh giới đề cao mà ngộ về Pháp lý cũng nâng cao, khi ấy mới phát hiện Phật Pháp là bác đại tinh thâm.

Câu chuyện thứ 2: Giúp người khác là giúp chính mình

Vào đầu triều Minh của Trung Quốc, một người họ Trương từ doanh trại Cao Bưu Vệ chèo thuyền đi làm công vụ.

Khi đang ở trên hồ thì một cơn bão ập đến đánh lật thuyền của ông. Sau khi thoát nạn, ông tiếp tục đi dọc theo bờ sông. Bị sương mù che phủ phía trước, họ Trương lờ mờ thấy có một người đang bám trên một chiếc thuyền nhỏ bị lật đang bập bềnh theo từng đợt sóng và đang kêu cứu. Động lòng thương xót, họ Trương bèn hỏi mượn một chiếc thuyền câu nhỏ của một ngư dân gần đó để đi cứu người kia. Tuy nhiên, người ngư dân từ chối không cho mượn.

Chỉ khi Trương hứa sẽ tặng lại phù hiệu bạch kim thì người ngư dân mới chịu đi cứu nạn nhân. Sau khi cứu được người này, họ Trương nhận ra rằng ông đã cứu chính con trai mình, con trai ông đã ở dưới nước nửa ngày để chờ người đến cứu. Anh ta đã trên bờ vực của cái chết và đã có thể chết đuối bất cứ lúc nào.

Qua việc cứu người từ một thiên tai, họ Trương đã may mắn cứu được con trai mình. Cứu người là cứu chính mình, đó là một chân lý.

Trong xã hội ngày nay, người ta thường nghĩ rằng con người được coi trọng vì vai trò xã hội của mình. Một người có học vấn cao, kỹ năng tốt và có thể tự lo cho chính mình thường khinh miệt những người không có kỹ năng và phải nhờ người khác giúp đỡ. Họ nghĩ: “Tại sao mình phải giúp người khác?” Trên thực tế, giúp đỡ người khác là gieo hạt Thiện và nhân rộng lòng từ bi. Cuối cùng rồi người hay giúp đỡ người khác sẽ hái được quả ngọt.

Câu chuyện thứ 3: Cao tăng truyền kỳ

Vào triều Tống, trong thành Hàng Châu có một ngõ gọi là “ngõ quạt”, rất nổi tiếng. Tên này đến từ đâu? Nguyên là câu chuyện Tế Công xé quạt giúp người nghèo bắt đầu tại nơi đây.

Ngõ quạt này, vốn là một ngõ nhỏ vô danh, trong ngõ toàn là dân nghèo sinh sống. Trong đó có một cặp vợ chồng già, tuổi đều đã ngoài sáu mươi, lấy đan quạt, sửa quạt, bán quạt làm nghề mưu sinh. Thời trẻ tay nghề tinh thông, sức khỏe dồi dào, quạt làm ra đem lên chợ bán, sống ngày qua ngày. Tuy nhiên hiện giờ tuổi già sức yếu, sau không bằng trước, làm không đủ ăn, hai cái miệng già chịu đói, xem chừng sống không nổi nữa rồi.

Một hôm, trời đã quá trưa mà hai cụ già vẫn không có gạo cho vào nồi, bếp lò nguội ngắt. Cụ bà ngồi bên bếp lò, mơ màng sắp ngủ, còn cụ ông tựa vào khung cửa, vừa định chợp mắt.

Lúc này, một hòa thượng điên điên rồ rồ vừa đến trước cửa, ngó nhìn vào nhà, than thở một tiếng, lại nhìn cụ già ngồi tựa cửa, tâm đầy thông cảm. Hòa thượng giơ tay lên, thấy chiếc quạt trong tay, bỗng nhiên mắt sáng lên, trong tâm đã có chủ ý.

- Hòa thượng dùng quạt quạt vào đầu cụ già một cái. Cụ già giật mình, dụi mắt nhìn thấy một hòa thượng điên đứng trước mặt, mới hỏi: “Sư phụ có việc gì không?”

- “Ta cần sửa quạt!” Nói rồi giơ cây quạt trước mặt cụ già.

- “Được, được, mời vào nhà!” Cụ già thấy có kế làm ăn, trong lòng cao hứng, vội vàng dẫn người vào nhà.

- Tế Công nhấc chân bước vào nhà, ném chiếc quạt lên bàn, nói: “Sửa mau đi, đợi một lát nữa ta tới lấy!” Nói xong, ngoảnh đầu bước đi.

Cụ già cầm chiếc quạt lên xem, trong lòng ngờ vực: “Chiếc quạt này rách thế, nan không ra nan, khung không ra khung, sửa làm sao được”. Nghĩ rồi định nói với hòa thượng chiếc quạt này rách quá, thực sự không sửa được, thế nhưng hòa thượng đã đi xa rồi. Cụ già vừa sửa quạt vừa than, lẩm bẩm một mình: “Ta ở đây có một chiếc quạt mới, lát nữa ông ấy về ta đưa ông ấy là được rồi”.

- Một canh giờ trôi qua, hòa thượng điên đã về, vừa đến cửa đã hỏi: “Quạt sửa xong chưa?”

- “Sửa xong rồi”, lão nhân vừa cầm trong tay chiếc quạt mới vừa nói.

- “Ha ha, tay nghề không tệ, sửa trông như quạt mới vậy!” Hòa thượng điên hài lòng nói.

- Cụ già cười gượng, trong lòng hơi buồn, nói: “Nguyên là một chiếc quạt mới mà!”

Hòa thượng điên cầm một nén bạc đặt lên trên án, xoay mình sải bước về phía cửa, rồi lại quay đầu quạt mấy cái về phía cửa, miệng còn niệm thơ từ nghênh ngang đi.

Cụ già đuổi đến tận ngoài cửa, miệng lắp bắp không thôi: “Tạ ơn sư phụ!” Quay đầu nhìn lại trên cửa, thấy có câu đối không biết dán từ bao giờ:

Thủ nghệ tinh tâm thiện phúc tích
Phiến tử mỹ thủ cần tài đáo

Nghĩa là:

Đặt tâm rèn luyện tay nghề sẽ tích được thiện và phúc
Cần cù chịu khó làm quạt đẹp thì tiền tài tới

Bức hoành phi: Khổ tận điềm lai (Hết cay đắng thì tới ngọt bùi)

Cuộc gặp gỡ kỳ lạ của lão nhân bán quạt không lâu truyền khắp nơi nơi, mọi người đua nhau tới nhà cụ già xem câu đối, người mua quạt tới nườm nượp. Từ đó, hai cụ già sống trong sung túc.

Ngõ vô danh từ đó được gọi là “ngõ quạt”.

Không lâu sau, mọi người đều tỉnh ngộ, nói: “Hòa thượng điên kia nhất định là Phật sống Tế Công, đến để giải khốn cho hai cụ già nghèo”.

Ấy chính là:

Lão nhân nghèo khổ có thiện tâm,
Hòa thượng Tế Công thấy thương tình,
Thực hành mưu kế giải khốn khó,
Từ đó thịnh vượng kế mưu sinh,
Người có duyên phận được Phật cứu?
Mọi người thử ngẫm sẽ tường minh!

Có câu: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", muốn tiền tài tới thì sản phẩm làm ra phải tốt, phải đẹp, phải có chất lượng cao. Cụ già cả đời làm quạt vẫn không đủ ăn, cho đến khi Phật sống Tế Công giúp cho cụ ngộ ra được chân lý này mà làm ra được những chiếc quạt tốt và đẹp thì ắt mọi người sẽ mua nhiều, từ đó mà có cuộc sống sung túc. 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

chuyện phật giáo chuyện nhân quả nhân quả


giải mã giấc mơ thấy tóc Luận về sao Văn Xương sao quan phù 12 trực Cân hướng Phật ngón chân Sao Tả phù VĂN Cao Thủ sao Tướng quân Bể phong thủy chuyển nhà 12 Vu xem tử vi Hóa giải sao xấu và hạn Thái Lấy vợ tuổi gì để vượng công danh tu vi tuoi hoi đoán kiêng tướng mũi nghèo bánh trưng đèn TẠAo cây cọ cảnh o mạngĐại Lâm Mộc hợp với màu gì lich nhà Đạo hoÃƒÆ sư tử bảo bình lai cổ cách xem tướng phong thủy nhà ở bói chiều lễ hội ma Tứ cung hoàng đạo nam chọn chỗ ngồi làm việc ngủ Cách TrÃƒÆ cÚng tình duyên nhan hóa cung hoang dao THIỂN PHỦ Sao Văn Xương mơ thấy ăn vo cam nang mЖЎ chơi Thủy Văn xương nụ cười lễ nhập trạch xem tướng tarot thờ Kỷ mui ĐIỀM kết duyên Sao Văn Khúc gương treo tường