Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng chính là màu sắc phù hợp với nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Đã có từ rất lâu đời và không thể tách rời với con người phương Đông chúng ta đó là Ngũ Hành trong phong t

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

huỷ.

3

Màu sắc trong phong thuỷ chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà.

Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố: Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Màu Kim gồm màu sáng và những sắc ánh kim; Màu Mộc có màu xanh, màu lục; Màu Thuỷ gồm màu xanh biển sẫm, màu đen; Màu hoả có màu đỏ, màu tím; Màu Thổ gồm màu nâu, vàng, cam.

Tính tương sinh của Ngũ Hành: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. Tính tương khắc của Ngũ Hành: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim. Tương sinh, tương khắc hài hoà, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thuỷ cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thuỷ.

Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý ngũ hành trong phong thuỷ là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ giúp bạn hiểu và hình dung thêm về màu sắc trong ngũ hành của thuật phong thuỷ được áp dụng trong kiến trúc.

Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).

Cũng tương tự như vậy, gia chủ mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đeni, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).

Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).

Gia chủ mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ,màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả)

Gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).

Nắm được các quy luật trên kết hợp cùng kiến trúc sư, bạn sẽ có được đúng màu sắc hợp với ngũ hành của mình.

1. Nguyên tắc phối mà: Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
  • Màu sắc môi trường chung quanh.

Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:

1.1. Phối màu không sắc (Achromatic): Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.

1.2. Phối màu tương tự (Analogous: Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

1.3. Phối màu chỏi (Clash): Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu. Ví dụ: Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.

1.4. Phối màu bổ sung (Complementary): Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu. Ví dụ: Vàng – Tím; Xanh dương – Cam.

1.5. Phối màu đơn sắc (Monochromatic): Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

1.6. Phối màu trung tính (Neutral): Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.

1.7. Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary): Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.

1.8. Phối màu căn bản (Primary): Dùng ba màu chính căn bản Đỏ – Vàng – Xanh.

1.9. Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary): Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai. Ví dụ: Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.

1.10. Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary): Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba. Ví dụ: Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh; Lục lam – Vàng cam – Đỏ tím.

2. Màu sắc trong phong thuỷ

Phong thuỷ là phương pháp, là nghệ thuật thiết kế và định vị theo tự nhiên của vũ trụ. Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương. Một mẫu thiết kế, một bức tranh hoàn mỹ phải áp dụng luật cân bằng âm dương. Vì vậy màu sắc cũng được phân loại thành màu Âm và màu Dương và nó cũng được vận dụng trong thuyết ngũ hành. Các màu nóng như Đỏ – Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là các màu từ 01 đến 48). Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96)

Các bạn đã biết về 12 mức độ tương phản của màu sắc thế nhưng bạn sẽ khó trả lời vì sao chúng lại tương phản, đối chọi nhau một cách gay gắt ? Thuyết ngũ hành có thể giải thích được tất cả:

  • Kim = tượng trưng cho màu trắng.
  • Mộc = Xanh lục.
  • Thuỷ = Đen.
  • Hoả = Đỏ.
  • Thổ = Vàng.

Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệ tương sinh hay tương khắc.

Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là:

  • Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục.
  • Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.
  • Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
  • Thổ và Kim = Vàng và Trắng.
  • Kim và Thủy = Trắng và Đen.

Các hành tương khắc và không thể phối hợp là:

  • Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.
  • Thủy và Hoả = Đen và Đỏ.
  • Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.
  • Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục.
  • Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.

Tương tự như vậy khi phối màu từ 02 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc.

Ví dụ: Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là:

  • Kim – Thuỷ – Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục.
  • Mộc – Hoả – Thổ = Xanh lục – Đỏ – Vàng.
  • Thổ – Kim – Thủy = Vàng – Trắng – Đen

Theo lý thuyết của phong thuỷ phái Bát trạch minh cảnh, mọi người đều lấy cơ sở từ năm sinh (quy ra dương lịch), sau một vài phép tính toán học đơn giản thì tính ra được một con số, gọi là quái số, có giá tri từ 0 đến 9 và tương ứng với 8 cái bát quái tên là Càn, Cấn, Khôn, Khảm, Chấn, Tốn, Ly, Đoài.

8 cái Bát quái này lại chia ra làm 2 loại chính là Tây tứ trạch và Đông tứ Trạch, tương ứng với người Tây Tứ Mệnh và Đông tứ Mệnh. Nói một cách nôm na là người Tây Tứ Mệnh thì tốt với hướng các hướng phía Tây, còn Đông tứ Mệnh thì tốt với các hướng phía Đông.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Phong Thuỷ phong thủy để may mắn trong tình yêu phong thủy trong đời sống phong thủy trong đời sống vợ chồng phong thủy trong kiến trúc phong thủy trong kiến trúc hiện đại


Màu sắc giac mo người thuộc mệnh kim nha dũng cảm Cung Dần tu vi Phong thủy bàn thờ ông Táo chuẩn hòa thị tử vi đẩu số Khái 12 con giáp nữ tướng quân kiêng kỵ đầu tháng đia không Điem thuy hướng tuyệt mạng dac tinh hoa tướng ngồi hổ cáp câu chuyên Phật giáo ky mũi Đá quý đời Phong thủy bàn thờ Tết tủ vi vợ chồng da Thiên buôn le sao thiên khốc văn khấn gia tiên lễ tân gia thiên bình mặt người Đa Sao Mộ cổ đi tảo mộ xem tử vi Top cung hoàng đạo thích phi tiết Mang Chủng Cách chọn quả cầu đá mắt mèo phong biểu tượng màn tuong phap lenh rẠNham Mệnh Thân đào Sao thiên đồng cát hung trên mặt hộp dat ten cho người tuổi Tý ý nghĩa cuộc sống