Mâm ngũ quả là phong tục truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay. Nó thể hiện đạo lý luôn luôn coi trọng lễ nghĩa của con cháu đối với tổ tiên.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Mâm ngũ quả dâng cúng tổ tiên là phong tục truyền thống của người Việt từ bao đời nay. Bày mâm ngũ quả thể hiện đạo lý ngàn năm luôn luôn coi trọng lễ nghĩa của con cháu đối với tổ tiên ông bà. Khi tết đến, xuân về,  nhà nào nhà nấy đều  chăm chút sửa soạn mâm ngũ quả thật tươm tất để dâng cúng trên bàn thờ gia tiên.

Mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả mà tên gọi có ý cầu mong đạt được một điều gì đó.

Đi xa hơn về căn nguyên thì “ngũ”, tức con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó tọa ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ ”ngũ” nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dựơng tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành của vũ trụ. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5.

mâm ngũ quả

Trong Đại từ điển, ”ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bôn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ quát vì chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), hay ngũ sắc, rồi ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây ”ngũ quả” được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả. Vì vậy, mâm ngũ quả phần lớn được yêu cầu sao cho thật đẹp mắt là được. Đối với người nông dân thì ngũ cốc (đạo/nếp hương, lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ yếu và ngũ quả sẽ là thứ yếu. Do đó, người ta thường quan sát sự tốt xấu của “ngũ quả” sau đây để dự đoán việc được mùa của ngũ cốc:

Mận chủ vào đậu

Hạnh chủ vào lúa mì

Đào chủ vào tiểu mạch

Lật (hạt dẻ) chủ vào nếp hương

Tảo (táo) chủ vào lúa

Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ thông trong dân gian nên có thể “ngũ quả” nêu trên là “chuẩn” của năm thứ quả dùng làm lễ vật bỏi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.

Quả (trái cây) là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quả thường chứa nhiều hạt được đồng nhất với quả trứng vũ trụ, biểu tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khỏi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi và khao khát sự bất tử – hiếu theo nghĩa là sự nối truyền dòng giống miên viễn.

Theo chiều hướng này, quả bao gồm cả ý nghĩa biểu trưng vượt lên trên nhịp điệu sinh tồn của vạn vật: sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết; giữa cuộc sống dưới đất (của hạt giống) và cuộc sống dương thế… Trong văn hoá, cụ thể là trong văn học và nghệ thuật tạo hình, quả vừa là biểu trưng chung vừa là biểu trưng có ý nghĩa riêng – hoặc theo sự đồng âm của nó hoặc nó được xác định bỏi các tình tiết văn học truyền kỳ, thần tiên…

Ở miền Nam, trong mâm ngũ quả thường thấy có mãng cầu, tức là cầu chúc cho mọi điều đều như ý:

Có dừa, vì lối phát âm “dừa” của người miền nam đọc tương tự như chữ “vừa”, có nghĩa là không thiếu. Có sung, vì gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.

Và đu đủ, vì đó có nghĩa mang đến một năm mới được đầy đủ thịnh vượng. Ngoài ra còn có xoài, vì âm “xoài” na ná đọc như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Do đó ngày Tết nhìn mâm ngũ quả còn được chen thêm nhiều loại quả khác sẽ vô cùng đẹp mắt như: dưa hấu, táo, đào tiên,…

Khác với người miền nam, đặc trưng của mâm ngũ quả của người miền Bắc là:

Đầu tiên là chuối xanh – ứng-với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc.

Thứ hai là quả phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuôi. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được chưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.

Tiếp theo, 3 loại quả khác có các màu đỏ (ứng vối mùa hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam – quýt chín, quả trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông I hành thủy) như mận, hồng xiêm…

Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ gia tiên, kể cả quả ớt mang vị cay, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”…

Bàn thờ là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình, mỗi căn hộ, là nơi để tâm linh mỗi người ước nguyện hướng tới những gì tốt đẹp hơn. Tết nếu thiếu bàn thờ thì cái hoang tàn xô đến, niềm cô quạnh dâng đầy, và hình như ta không còn là ngưòi dân Việt nghìn năm trọng tình, hiếu nghĩa, biết ơn tiên tổ nữa. Bàn thờ có chân đèn, chân nến, lư đồng, đài nước, hộp sắc vua phong, tam sự hay ngũ sự… Và ngày Tết, không thể thiếu hương sắc, hình ảnh của mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cứng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưõng – thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.

Tục chưng mâm ngũ quả ngày Tết là một phong tục đẹp của người Việt

 Xem Tướng chấm net


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

mâm ngũ quả bày mâm ngũ quả tết nguyên đán


hình xăm bướm Đồng hoả chòm sao cứng đầu Cửa Hàng phong tục bảo bình nữ 2014 Câu chúc tết Hội Am Chúa vầng trán thanh Đức Phật Tính gia trưởng của 12 chòm sao nam bộ vị trên trán mơ thấy mình đi dã ngoại xem dai han nốt ruồi ở mông nguyên nhân túi nap âm tướng vận hoÃÆ xem đường chỉ tay đàn ông Lễ Khai Hạ Tu vi tron đời cúng Sao Địa Võng Khái niệm Sao Hữu Bật cây kim tiền chẳng thể nào quên được người yêu người mệnh kim năm 2015 bị Đời cách nghề nghiệp sao phÁ quÂn 1977 đinh tỵ nam lễ phật Nạp Âm Rằm tháng bảy giấc mơ thấy bà bầu xuất hành điềm báo hắt hơi tướng vượng phu ích tử Nguyệt lão nối tơ hồng bàn thờ Thầy Lác cách phân biệt đá hổ phách mơ thấy trẻ con sao Đại hao ngày 20 11 nối ruồi ngoại tình người hào phóng sao Thiên Quan ngũ nhạc kiếm phái tướng nốt ruồi trên cánh mũi kinh dịch ngày lục tà Huống nhà theo tuổi bếp Bói giải mặt đẹp hiếu cung bạch dương nam sua