Quẻ Quan Âm thứ 97 Quẻ Quan Âm: Lục Xuất Kỳ Sơn đoán rằng phú quý do trời, nên khống cần phải quá lao tâm phí sức mưu tính.
Quẻ Quan Âm: Gia Cát Lượng Lục Xuất Kỳ Sơn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là quẻ Quan Âm thứ 97 được xây dựng trên điển cố: Lục xuất Kỳ Sơn hay sáu lần ra Kỳ Sơn.

Quẻ trung bình thuộc cung Hợi. Mọi việc do sự an bình số phận, không cần quá hao tâm tổn sức mưu tính được hơn.

Thử quái đương phong điềm chúc chi tượng. Phàm sự hư danh bắt lợi dã.

Điển cố quẻ Quan Âm: Lục Xuất Kỳ Sơn

Kỳ Sơn, nằm ở phía đông huyện Lễ của tỉnh Cam Túc ngày nay. Thời Hán xây thành trên bờ phía bắc của sông Tây Hán Thủy, rất kiên cố, tức là thôn Kỳ Sơn ngày nay, đây chính là vị trí chắc chắn sẽ dẫn đến tranh chấp trong quân sự. “Kỳ Sơn” trong điển cố Gia Cát Lượng sáu lần ra Kỳ Sơn, chính là địa điểm này.

Lần thứ nhất ra Kỳ Sơn: Mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 6 (tức năm 228), quân Thục chuẩn bị tiến đánh phía bắc, tướng tĩnh là Ngụy Diên đề xuất kế tập kích chiếm Đồng Quan, nhưng Gia Cát Lượng không theo. Gia Cát Lượng cử Triệu Vân, Đặng Ngải dẫn quân làm nghi binh, từ Cơ Cốc dàn trận như muốn tấn công về hướng bắc bắt đầu từ đạo Tà Cốc, để thu hút quân Ngụy. Hành động của quân Thục rất hiệu quả, Ngụy Minh Đế Tào Duệ ờ Lạc Dương đã phái cánh quân ờ Quan Hữu của Đô đốc Tào Chân đến huyện Mi chặn quân Triệu Vân, vì thế Gia Cát Lượng đích thân dẫn quân chủ lực tiến về Kỳ Sơn. Khắp nước Ngụy đều sợ hãi, các Thái thú ba quận Thiên Thủy, Nam An và An Định lần lượt bỏ quận chạy về hướng đông. Gia Cát Lượng thừa thế bao vây Kỳ Sơn. Tào Chân dẫn quân đến nghênh chiến. Gia Cát Lượng sai Tham quân Mã Tắc dẫn quân đến Nhai Đình chặn Trương Hợp. Sau khi Mã Tắc đến Nhai Đình, lại không tuân theo sự bố trí của Gia Cát Lượng, cũng không tiếp nhận lời khuyên của Vương Bình, không hạ trại ở nơi đường lớn, mà lại lên núi đóng quân. Đến khi Trương Hợp đến, trước tiên là bao vây quân Thục ở trên núi, cắt hết nguồn nước, lại thúc quân ò ạt tấn công, quân Thục đại bại, Mã Tắc bỏ chạy, Nhai Đình thất thủ. Lần ra Kỳ Sơn thứ nhất của Gia Cát Lượng đã thất bại.

Lần thứ hai ra Kỳ Sơn: Mùa đông năm Kiến Hưng thứ 6, Gia Cát Lượng lợi dụng cơ hội Lục Tốn bên Đông Ngô đánh bại Đại tư mã Tào Hưu nước Ngụy, lại xuất quân đánh nước Ngụy. Tháng mười hai, Gia Cát Lượng dẫn quân ra Tán Quan, bao vây Trần Thương. Nhưng quân Ngụy sớm đã đắp thành Trần Thương phòng bị, Gia Cát Lượng sai người đi thuyết phục tướng giữ thành là Hách Chiêu đầu hàng, nhưng không thành công. Gia Cát Lượng dẫn quân tấn công thành Trần Thương, hai bên đánh nhau kịch liệt hơn hai mươi ngày, không phân thắng bại. Sau đó Gia Cát Lượng thấy Phí Diệu, Trương Hợp của quân Ngụy đem quân tiếp viện đến, đành phải lui quân.

Lần thứ ba ra Kỳ Sơn: Mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 7, Gia Cát Lượng cử Trần Thức đánh Vũ Đô và Âm Bình, cuối cùng đã chiếm được hai quận này một cách thuận lợi. Sau đó, Gia Cát Lưựng vỗ yên người dân tộc Đê và dân tộc Khương ở vùng đất này, để lại quân trấn giữ, còn mình dẫn quân trở về Hán Trung. Do chiếm được hai quận thành công, nên Gia Cát Lượng được thăng chức làm Thừa tướng.

Lần thứ tư ra Kỳ Sơn. Tháng bảy năm Kiến Hưng thứ 8, Tào Ngụy từ khách trở thành chủ, xuất quân đánh Thục. Tư Mã Ý, Trương Hợp, Tào Chân đều thống lĩnh đại quân của lộ mình, cùng nhau đánh Hán Trung. Gia Cát Lượng tăng cường phòng thủ, điều Lý Nghiêm dẫn hai vạn quân tiếp viện cho Hán Trung, còn mình dẫn đại quân nghênh chiến ở Thành Cố và Xích Bản. Lại lệnh cho Ngụy Diên dẫn quân theo hướng tây vào đất Khương, tấn công quân Ngụy của nhóm Quách Hoài. Đến tháng chín năm đó, quân Thục đã đánh bại sự tấn công của quân Ngụy.

Lần thứ năm ra Kỳ Sơn: Tháng hai năm Kiến Hưng thứ 9, Gia Cát Lượng lại dẫn quân tấn công Kỳ Sơn một lần nữa. Lúc này, Đại tư mẫ Tào Chân của Ngụy bị bệnh, Ngụy Minh Đế lệnh cho Tư Mã Ý dẫn quân giao chiến với Gia Cát Lượng. Vừa mới xuất trận, Gia Cát Lượng đã đánh bại tướng Ngụy là Quách Hoài và Phí Dao, lại thừa thắng thu hoạch lúa mạch cùa vùng Thượng Khuê làm quân lương. Tư Mã Ý cố thủ nơi hiểm trở không chịu ra, Gia Cát Lượng đành phải dẫn quân quay về.

Lần thứ sáu ra Kỳ Sơn: Gia Cát Lượng xét thấy mỗi lần ra Kỳ Sơn, đều vì lương thực cạn mà phải lui quân, cho nên sau năm Kiến Hưng thứ 9, đã khuyến khích quân sĩ chú trọng luyện tập võ nghệ, cho quân đội nghỉ ngơi ba năm, để chuẩn bị lương thảo cần dùng khi chiến đấu. Đến tháng hai năm Kiến Hưng thứ 12, Gia Cát Lượng điều động quân đội ra khỏi Tà Cốc, lại sai sứ giả giao ước với Đông Ngô cùng xuất binh đánh Tào Ngụy. Hai quân Thục – Ngụy giằng co nhau ờ sông Vị Thủy. Đến tháng tám năm đó, Gia Cát Lượng do lao lực nhiều mà sinh bệnh, qua đời trong doanh trại, hưởng thọ năm mươi tư tuổi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


mẹo lạc bánh Trung Thu đặt thần tài béo cungtý bán cua Long Thụ Bồ Tát ăn Nhật Bói âm hỏa ca tướng người gian bếp theo tuổi xem tử vi DÃ tử đọc kinh hướng Phật nằm hay lễ cúng Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng ph㺠phát Hứa sao tiểu hao mơ nhìn thấy cầu vồng giap bốc xem tử vi sòng Binh than mất tiền gặp may mắn ky tot Cung hoang dao Bàn ty tháng Hội Yên thien dong cúng nhập trạch nhà thuê chòm sao nam chung tình Dưỡng họ tên 济å Boi vân mênh chữ hiếu