Đây là điển cố thứ Chín trong quẻ Quan Âm, mang tên Khổng Minh Điểm Tướng Quẻ Quan Âm Khổng Minh Điểm Tướng có bắt nguồn như sau:
Quẻ Quan Âm Khổng Minh Điểm Tướng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là điển cố thứ Chín trong quẻ Quan Âm, mang tên Khổng Minh Điểm Tướng (còn gọi là quẻ Khổng Minh Điểm Danh Tướng Lĩnh). Quẻ Quan Âm Khổng Minh Điểm Tướng có bắt nguồn như sau:

Khống Minh tức là Gia Cát Lượng (181 – 234), sống vào thời Tam Quốc. Thời kỳ Kiến An, Gia Cát Lượng và các em trai làm ruộng ở gò Nam Dương. Ngày thường ông thích đọc “Lương phụ ngâm”, lại thường tự so sánh mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị, người đương thời đều cười nhạo ông, chỉ có những người bạn tốt là Từ Thứ, Thôi Châu Bình, Mạnh Kiến, Thạch Thao là tin rằng ông là người có tài, và gọi ông là “Ngọa Long”.

Khi Lưu Bị đóng quân ở thôn Tân Dã, được sự tiến cử của Từ Thứ, Lưu Bị đích thân đến tìm Gia Cát Lượng, nhưng đi đến lần thứ ba mới gặp được ông. Gia Cát Lượng trình bày với Lưu Bị về kế sách chia ba thiên hạ (Tam phân sách); phân tích rằng Tào Tháo không thể tin, Tôn Quyền có thể tiếp viện; đồng thời nói rõ về sự nhu nhược của quân chủ hai châu Kinh, ích, chỉ có thu phục được hai châu này mới có có hội chiến thắng, trình bày với Lưu Bị chiến lược tấn công Trung Nguyên. Lưu Bị nghe xong rất tán thưởng, mời Khổng Minh xuống núi, bái làm quân sư.

Tuy Lưu Bị rất tôn kính Khổng Minh, nhưng Quan Vũ, Trương Phi vẫn thấy không phục. Không lâu sau, Tào Tháo phái đại tướng là Hạ Hầu Đôn chỉ huy mười vạn đại quân tấn công vùng Tân Dã, Lưu Bị tìm Gia Cát Lượng bàn kế, Gia Cát Lượng nói rằng: “Chỉ sợ các tướng không nghe lệnh của tôi, xin mượn ấn kiếm của chúa công, Lưu Bị bèn đem ấn kiếm trao cho Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng bắt đầu tập hợp và điểm danh các tướng, lệnh cho Quan Vũ đem một nghìn người ngựa mai phục ở núi Dự Sơn, nhưng để mặc cho đội tiên phong của quân địch đi qua, khi nhìn thấy lửa hiệu đốt lên, thì nhanh chóng xuất kích, Trương Phi đem một nghìn người ngựa mai phục ở vùng sơn cốc, đợi lửa hiệu bốc cháy, sẽ tấn công thành Bác Vọng, Quan Bình và Lưu Phong đem năm trăm người ngựa chia làm hai lộ đợi ở sau dốc Bác Vọng, khi quân địch vừa tới thì lập tức phóng hỏa. Lại điều Triệu Vân từ Phàn Thành đến làm tiên phong, chỉ được thua chứ không được thắng. Lưu Bị đem một nghìn người ngựa làm quân tiếp viện phía sau.

Quan Vũ không nhẫn nhịn được nữa, bèn hỏi: “Chúng tôi đều đi đánh trận, còn tiên sinh thì làm gì? Gia Cát Lượng nói: “Ta ngồi ở trong thành đợi!” Trương Phi cười lớn giễu cợt: “Chúng tôi thì đi liều mạng, còn tiên sinh thì lại ung dung!” Gia Cát Lượng bèn nói: “Ấn kiếm ớ đây, ai trái lệnh sẽ bị chém đầu!” Quan Vũ, Trương Phi không nói gì, cười nhạt mà đi.Vào cuộc chiến, các tướng đều thực hiện đúng như sự sắp đặt của Gia Cát Lượng, quả nhiên đánh thắng quân Tào, cướp được rất nhiều binh khí. Gia Cát Lượng lần đầu dùng binh đã tính toán như thần, giành được thắng lợi lớn, khiến Quan Vũ, Trương Phi phục sát đất.

Về lần chỉ huy quân sự đầu tiên của Gia Cát Lượng, trong “Tam Quốc diễn nghĩa” có bài thơ ca ngợi rằng:
Bác Vọng tương trì dụng hỏa công, Chỉ huy như ý tiếu đàm trung.
Trực tu kinh phá Tào Công đảm, Sơ xuất mao lư đệ nhất công.

Tức là: Dùng hỏa công để giữ thành Bác Vọng, giữ vững ý kiến chỉ huy mặc mọi lời đàm tiếu, khiến cho quân Tào Tháo kinh hồn khiếp vía, đây là chiến công đầu tiên từ khi rời nhà cỏ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


miền bắc Cúng các mẫu nóc nhà đẹp Đà đinh suu nu mang sao à n quang So đẹp Những người tuổi Ngọ tuần không Bảo thọ quan Sao THIÊN cơ chọn hướng kê bàn làm việc Tử vì 2017 Giác mơ bếp ga du lịch Hội chuyện phật giáo Thuy chơi quả Nhà Phật moi cần bói tướng mặt chú đại bi tổ tiên mơ nhìn thấy mặt trời chim bồ câu diêm bao lưu ý phong thủy xem tướng đoán tuổi thọ Xem nôt ruôi Điểm cờ Tính bình yên ba xem giờ Tuổi Thìn vân Quốc ấn ở cung mệnh tích đức Ä Äƒt Phật pháp ứng dụng chon nam sinh con Hóa Đường ngón cái Cung nhị hợp bói tướng MÁT