Quẻ Quan Âm thứ 100 Quẻ Quan Âm: Tam Giáo Đàm Đạo đoán rằng hãy duy trì trạng thái vốn có, không nên tùy tiện thay đổi, hãy chờ đợi thời cơ đến.
Quẻ Quan Âm: Tam Giáo Đàm Đạo, Tam Giáo tranh luận

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là quẻ Quan Âm thứ 100 được xây dựng trên điển cố: Tam Giáo đàm đạo hay Tam Giáo tranh luận.

Quẻ hạ thuộc cung Hợi. Nên duy trì trạng thái vốn có, hãy yên tĩnh chờ đợi thời cơ tới. Nếu có thể tích đức làm thiện, nghe theo bồ tát sẽ được bình yên cho bản thân.

Thử quái thủ thường vật động chi tượng. Phàm sự nghi đãi thời cát dã.

Điển cố quẻ Quan Âm: Tam Giáo Đàm Đạo

“Tam giáo” ở đây là chỉ ba học phái Nho, Phật, Đạo.

Thời kỳ Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung (543 – 578) tại vị, đã tiến hành một loạt cải cách trên các phương diện chính trị, kỉnh tế, quân sự. Năm Thiên Hòa thứ 2 (năm 567), Thục Quận Công là Vệ Nguyên Tung dâng thư nói rằng: “Nước yên không phải do tháp Phật. Thời Đường, Ngu xưa không có tháp Phật mà nước được yên, nước Tề, nước Lương ngày nay có chùa chiền mà vận nước mất. Nước Đại Chu khởi vận, hãy học theo cách giáo hóa của Đường, Ngu, mà bỏ phương pháp của Tề, Lương”. Ý kiến của ông nhận được sự khen ngợi của Chu Vũ Đế. Lúc này đạo sĩ Trương Tân cũng dâng thư xin xóa bỏ Phật giáo. Vì thế Chu Vũ Đế triệu tập quần thần cùng các danh tăng, đạo sĩ, để luận bàn về điểm mạnh yếu của Tam giáo, có ý hạ thấp địa vị của Phật giáo, đặt Nho giáo lên hàng đầu, tiếp đến là Đạo giáo, và Phật giáo cuối cùng. Lúc này người nắm giữ quyền lực lớn trong triều là Đại trùng tể(*) Vũ Văn Hộ. Do Vũ Văn Hộ rất tin theo Phật giáo, nên không đồng ý. Lại thêm các tín đồ Phật giáo như Đạo An, Quyên Loan dâng thư gièm pha Đạo giáo, vì thế, tuy đã qua nhiều lần thảo luận, nhưng Tam giáo vẫn chưa thể định vị.

(*) Đại trùng tể: Thời Tây Chu có đặt chức Thái tể, cũng gọi lả Đại trùng tể, hoặc Đại tể, là chức vụ đứng đầu các quan Trùng tể, đứng đầu trăm quan, tương đương với chức Tể tướng hoặc Thừa tướng sau này.

Năm Kiến Đức thứ nhất (năm 572), Chu Vũ Đế giết Vũ Văn Hộ, bắt đầu nắm quyền triều chính. Tháng mười hai năm sau, lại triệu tập các quần thần, đạo sĩ, danh tăng tiến hành luận bàn. Do các danh tăng như Tăng Diến, Tăng Mãnh, Tĩnh Cát hăng hái đấu tranh, ra sức gièm pha, bài xích Đạo giáo, lại khiến cho vị trí của Tam giáo chưa được sắp xếp.

Tháng năm năm Kiến Đức thứ 3 (tức năm 574), Chu Vũ Đế lại triệu tập các quần thần, đạo sĩ, danh tăng tiến hành luận bàn. Lần này Chu Vũ Đế chỉ muốn bài xích Phật giáo, nhưng do những người như Đạo An, Quyên Loan, Trí Huyền chỉ ra những điều huyền hư không thực tế trong giáo nghĩa và phương thuật của Đạo giáo, nên đã hạ chiếu rằng: “Cấm hai giáo phái Phật và Đạo, thiêu hủy kinh tượng, giải tán các tăng ni, đạo sĩ, buộc phải hoàn tục.” Sau khi chiếu lệnh phát ra, lập tức được thực thi.

Tháng sáu năm ấy, Vũ Đế lại hạ chiếu thiết lập Thông Đạo quán khiến cho “những lời lẽ sâu xa của bậc thánh triết, những giáo huấn mẫu mực của bậc tiên hiền, những chữ nghĩa vàng ngọc, những lời lẽ bí mật, có thể cứu giúp được lê dân, phát triển thành giáo lý, nên được xiển phát, lấy một điều để quán xuyến tất cả”. Các học sĩ của Thông Đạo quán tống cộng có một trăm hai mươi người, nhiệm vụ của họ là nghiên cứu triết lý của Tam giáo, xem xét những “chí đạo” sâu rộng và “lý cực” huyền diệú, nhằm mục đích nối lại khoảng cách giữa Tam giáo.

Thông Đạo quán: Sau khi phế bỏ hai tôn giáo Phật và Đạo, thiết lập cơ cấu này để bảo tồn sự lưu truyền của hai tôn giáo này.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


E 10 tháng 3 âm lịch văn khấn gia tiên lễ tân gia Sao mộc dục tri Tướng tóc tuổi ất mão ban giật mắt trái loài đàn ông trán chữ m Thúy cho cây thông trâu trong phong thủy cẩn Doanh nhân tuổi Tý được cung ách tuyệt Chà thực vật màu xanh lá cây Pokemon go tướng thanh nhàn Chọn tên kich mau bố cục quan the am bo tat CÚNG Nghe Lưu cơ gián chủ Gio Con người tuổi tị Hội Đổ Giàn căn đồng mẠtết làm gì vào buổi sáng Chú Đại Bi Cung Tử Tức 24 sơn hướng cưới người tuổi Tỵ làm vợ giÃÆ mùa mơ thấy cổ nguyễn Truyền