Tử vi tổng luận và biện luận các đặc tính của sao Thái Dương trong lá số, các cách cục nổi bật và đặc thù tính chất của chúng khi xuất hiện trong lá số tử vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

1. Thái Dương tổng luận

Sao Thái Dương là chủ tinh của các sao Trung Thiên, thuộc dương hỏa. Do Thái Dương là chủ tinh của Trung Thiên, cho nên cũng ưa "bách quan triều củng".  Đặc tính rất quan trọng của Thái Dương là phát ra ánh sáng và nhiệt, nhờ vậy mà ánh sáng chói lọi. Vì vậy, trong đời người nó chủ về thanh danh và quý hiển, trừ phi nó hội hợp với các sao chủ về tài phú, như Thái Âm, Hóa Lộc, Lộc Tồn, nếu không, càng chủ về quý mà không chủ về giàu có.

Chủ về quý là đặc tính của Thái Dương, do đó cũng ưa đồng độ hoặc hội hợp với các sao mang tính chất quý hiển, như Thiên Lương, Thiên Khôi, Thiên Việt. Thậm chí người Thái Dương tọa mệnh, đến cung hạn có các sao quý hiển tọa thủ như: Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Lương, Thái Âm, cũng cần đặc biệt chú ý, đây có thể là niên hạn khai vận. Nếu được thêm Lưu Khôi, Lưu Việt xung chiếu Thiên Khôi, Thiên Việt của nguyên cục, thì chủ về gặp nhiều cơ hội.

sao thái dương tổng luận

Thái Dương đã có đặc tính phát xạ, vì vậy đang lúc nhập miếu thì không nên gặp quá nhiều các sao mang tính chất phát xạ, như Thiên Mã, Linh Tinh, Hỏa Tinh, Thiên Thương, Thiên Sứ, Cô Thần, Quả Tú, Phỉ Liêm, Phá Toái. Nếu không, nhiệt và ánh sáng của Thái Dương sẽ khuếch tán thái quá, càng dễ thành trống rỗng mà thiếu thực tế.

Cũng vậy, Thái Dương thủ cung mệnh ở cung Ngọ, trái lại, không tốt bằng ở cung Tị. Bởi vì Thái Dương của cung Ngọ đã thuộc "Nhật lệ trung thiên", lại đi quá một bước mặt trời bắt đầu lặn về tây, hơn nữa lúc này ánh nắng rất mãnh liệt, không bằng Thái Dương của cung Tị, trái lại còn có chỗ để phát triển.

Cho nên muốn phán đoán sự tốt xấu của Thái Dương, cần phải tuần tự phân tích theo 4 nguyên tắc sau đây:

  1. Trước tiên nghiên cứu xem Thái Dương ở vào cung vị miếu vượng lợi hãm thế nào. Đại khái là, nên miếu vượng mà không nên lạc hãm, người sinh vào ban đêm (người sinh vào các giờ Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tí, Sửu) càng không nên.
  2. Do không có sao tiền tài hội hợp, mà phán đoán xem nó thuộc sang quý thanh cao, hay thuộc tình huống gồm đủ phú quý, hoặc nhuyễn hóa thành phú mà không quý. Đương nhiên, tình huống xấu nhất là biến thành không phú mà cũng không quý.
  3. Như luận đoán trong vận hạn, thì cần lưu ý Thái Dương ở cung mệnh của vận hạn có gặp cơ hội khai vận hay không.
  4. Bất kể luận đoán cung mệnh của thiên bàn, hoặc cung mệnh của vận hạn, đều phải chú ý "trung hòa”. Nêu Thái Dương ở trong cung quá mạnh mẽ, thì nên gặp các sao có tính nhu mềm, nếu ánh sáng và nhiệt của Thái Dương không đủ (như ở cung Thân đã có hiện tượng mặt trời lặn về tây), thì có thể nhờ các sao có tính phóng xạ để trợ giúp. Tóm lại, thảy đều phải quy về hai chữ "trung hòa".

Thái Dương Hóa Lộc chủ về phú quý. Nhưng khi cung mệnh của vận hạn gặp Thái Dương Hóa Lộc, mức độ phú quý của nó vẫn phải căn cứ các sao ở cung mệnh của thiên bàn để tính. Nếu các sao quá yếu, như mệnh vô chính diệu, mượn các sao Thiên Đồng Thái Âm Hóa Kị để nhập cung, hoặc Cự Môn, Thiên Cơ lạc hãm thì mức độ phú quý sẽ giảm rất nhiều.

Thái Dương Hóa Quyền, Hóa Khoa sẽ không bằng Hóa Lộc bởi vì Hóa Quyền và Hóa Khoa chỉ có thể làm tăng sự quý hiển của Thái Dương, mà không thể làm cho giàu có được. Thời xưa tệ trọng phú hơn trọng quý còn ít, trong xã hội thương nghiệp hiện đại người ta trọng phú nhiều hơn là trọng quý, vì vậy không ưa tính chất hơi thiên lệch của Thái Dương Hóa Quyền hay Hóa Khoa. Bất kể cung mệnh của mệnh bàn, hay cung mệnh của vận hạn, tính chất đều thuộc như vậy.

Người sinh vào ban đêm không nên có Thái Dương tọa mệnh Thái Dương lạc hãm càng không nên. Nói "không nên", có hai tính chất như sau:

  • Bất lợi về lục thân phái nam. Nam thì bất lợi về phụ huynh hoặc trưởng tử; nữ thì bất lợi về cha, chồng và trưởng tử. Nhưng những bất lợi này không nhất định là tử vong mà có thể chỉ là sinh li, thiếu duyên phận với nhau, hoặc hình thành khoảng cách giữa hai đời; có lúc là lục thân bị nạn tai, bệnh tật. Những tình hình này, đối với phái nữ mà nói, thì khá dễ cảm thấy trống rỗng, nhất là sau tuổi trung niên, thiếu duyên với chồng tóm lại đúng là khiếm khuyết đáng tiếc của đời người.
  • Bản thân dễ bị nạn tai, bệnh tật, nhất là chủ về bệnh hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu ánh sáng của Thái Dương quá thịnh hoặc quá yếu, thì dễ mắc bệnh tật ở mắt, nhất là dễ loạn thị, lòa mắt.

Kết cấu tinh hệ Thái Dương trong 12 cung, luôn đồng độ hoặc đối cung với ba sao Thái Âm, Cự Môn, Thiên Lương- vì vậy ba sao này có ảnh hưởng rất lớn đối với Thái Dương.

- Ở hai cung Tí Ngọ, Thái Dương và Thiên Lương chiếu nhau ở hai cung Mão Dậu, "Thái Dương, Thiên Lương" đồng độ. Cho nên bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu là tổ hợp của "Thái Dương, Thiên Lương”

- Ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thái Dương và Thái Âm chiếu nhau; ờ hai cung Sửu hoặc Mùi, "Thái Dương, Thái Âm" đổng đã. Cho nên bốn cung Thìn, Tuâ't, Sửu, Mùi là tổ hợp của "Thái Âm, Thái Dương".

- Ở hai cung Tị hoặc Hợi, Thái Dương và Cự Môn chiếu nhau;  hai cung Dần hoặc Thân, "Thái Dương, Cự Môn" đồng độ. Cho nên bốn cung Dần, Thân, Tị, Hợi là tổ hợp của "Thái Dương, Cự Môn".

Trong các tình hình thông thường, Thái Dương rất ưa trường hợp "Thái Dương, Cự Môn" ở cung Dần; hoặc Thái Dương độc tọa ở cung Mão, Thìn, Tị. Khá ngại "Thái Dương, Cự Môn" gặp các sao sát. kị, hình ở cung Thân; và "Thái Dương, Thiên Lương" gặp các sao sác kị, hình ở cung Dậu.

Thái Dương còn là sao chủ về kiện tụng và điều tiếng thị vì vậy không nên gặp quá nhiều sao hình, như Kình Dương, Thiên Hình, Quan Phù, Bạch Hổ. Nhất là Thái Dương Hóa Kị, gặp sao hình càng dễ chuốc oán, nạn tai.

Liên quan đến kiện tụng thị phi, nhiều lúc do cung phúc đức mang lại, chứ không chỉ thuộc cung mệnh, vì vậy khi luận đoán mệnh bàn, gặp Thái Dương tọa thủ cung phúc đức cũng cần chú ý.

2. Thái Dương biệt luận

Ba đặc tính của Thái Dương tọa mệnh

Cổ nhân có thiên kiến đổi với Thái Dương, cho rằng miếu vượng thì cát, lạc hãm thì hung. Nói "miếu vượng", tức là mặt trời (Thái Dương) ở vào giờ có ánh sáng mạnh, bắt đầu từ cung Mão, đến cung Ngọ thì như mặt trời ở giữa trời, đến cung Dậu thì mặt trời bắt đầu lặn về tây, sau đó đến cung Dần mặt trời lại bắt đầu nhô lên. Do đó lúc luận đoán người có Thái Dương thủ mệnh, cần phải xem trọng tính chất của từng cung độ. Nói cách khác, Thái Dương thủ mệnh ở cung Hợi, mệnh vận sẽ không bằng ở cung Tị. Công thức đoán mệnh này hầu như đã thành mẫu mực. 

Vì vậy đối với người có Thái Dương thủ mệnh, cổ thư có mấy câu bình giải điển hình như sau: "Thái Dương thủ mệnh lạc hãm, du Hóa Quyền Hóa Lộc vẫn hung, quan lộc không hiển đạt, thanh bại bất nhất."; "Thái Dương thủ mệnh, lạc hãm mà thêm hung tinh sát tinh, chủ về người mang tật."; "Thái Dương thủ mệnh miếu vượng, phú quý vinh hoa."; "Nữ mệnh Thái Dương ở bốn cung Mão,Thìn, Tị hoặc Ngọ, không có sát tinh, chủ về vượng phu ích tử. Tóm lại, cổ nhân cho rằng cung mệnh mà gặp Thái Dương buổi sáng là cát, gặp Thái Dương buổi chiều là hung. Công thức đoán mệnh này đánh mất tính cách thông thường của Thái Dương; mà còn bỏ sót một điều, Thái Dương buổi sáng cũng có sự khiếm khuyết của nó, Thái Dương buổi chiều cũng có uy lực của nó. Phái Trung Châu Vương Đinh Chi luận về Thái Dương khách quan hơn.

Thái Dương tọa mệnh thực ra có ba đặc điểm như sau:

- Một là, hào phóng. Nói "hào phóng", có nghĩa là không tính toán, so đo tiểu tiết. Cho nên người có Thái Dương thủ mệnh thường làm cho người khác phải ghi nhớ trong lòng.

- Hai là, danh lớn hơn lợi. Trong Đẩu Số, Thái Âm chủ về phú, Thái Dương chủ về quý. Cho nên người có Thái Dương tọa mệnh, bất kể sự nghiệp phát triển lớn đến mức nào, cũng chưa chắc là cự phú, thậm chí có lúc bản thân không giàu có bằng người dưới quyền của họ.

- Ba là, tâm cao khí ngạo. Dù là người ở địa vị dưới cũng thường không phục thượng cấp, trừ phi thượng cấp của họ rất có danh vọng, hoặc rất có tài lãnh đạo. Người có Thái Dương thủ mệnh thường cảm thấy vận khí cúa mình không được tốt, mà chẳng cảm thấy mình có chỗ không bằng người.

Thái Dương tọa mệnh có ba loại phối hợp

Thái Dương đồng cung với chính diệu khác, chỉ có ba tình huống. Một là lúc đồng độ với Thái Âm ở cung Sửu hoặc cung Mùi; hai là lúc đồng độ với Cự Môn ở cung Dần hoặc cung Thân; ba là lúc đồng độ với Thiên Lương ở cung Mão hoặc cung Dậu. Ở sáu cung Tí, Thìn, Tị Ngọ, Tuất, Hợi còn lại đều là Thái Dương độc tọa. 

Nhưng Thái Dương độc tọa cũng có ba tình huống khác nhau. Thái Dương độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, nhất định sẽ đối nhau với Thiên Lương; Thái Dương độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi, nhất định sẽ đối nhau với Cự Môn; Thái Dương độc tọa ở hai cung Thìn hoặc Tuất, nhất định sẽ đối nhau với Thái Âm.

Cho nên Thái Dương có quan hệ với chính diệu thực ra chỉ có ba sao Cự Môn, Thiên Lương, Thái Âm; và chia thành hai tình huống đồng cung và đối cung.

Cự Môn chủ về "ám"; Thái Âm chủ về "phú"; Thiên Lương chủ vê' "sang quý thanh cao". Ba tính chất cơ bản này sẽ ảnh hưởng đến Thái Dương thủ cung mệnh. Cho nên về đại thể, Thái Dương gặp Cự Môn, là người chi có hư danh; Thái Dương gặp Thái Âm, là người có thế phú quý, nhưng cũng có thế chỉ thuộc loại tiểu phú quý, thậm chí chi là người ở bậc trung có chút quyền lực; Thái Dương gặp Thiên Lương là người quá tuân thủ nguyên tắc, thành nhân vật được người trong giới chuyên nghiệp biết đến, nhưng không phải là người được đại chúng nghe danh.

Đương nhiên, trên chỉ là những đặc tính rất cơ bản, tình hình cụ thể vẫn cân phải xem các sao hội hợp khác mà thay đổi.

So sánh Thái Dương với Tử Vi

Trong Đẩu Số, như bạn đọc đã biết, Thái Âm chủ về phú, Thái Dương chù về quý, đây là tính chất cơ bản nhất, cho nên hễ người có Thái Dương thủ mệnh thì phải xem xét từ phương diện "quý" này.

Vì chủ về quý, cho nên Thái Dương rất ưa hội hợp vói một số trợ tinh chủ về quý. Như Thiên Khôi, Thiên Việt; Tả Phụ, Hữu Bật; Văn Xương, Văn Khúc; Tam Thai, Bát Tọa; Ân Quang, Thiên Quý; Long Tri Phượng Các. Các trợ tinh này chia làm 6 cặp, nếu có sao đôi đủ cặp hội hợp với Thái Dương thì sức mạnh càng lớn.

Ví dụ: nếu Thái Dương hội hợp với ba sao cát là Văn Xương, Hữu Bật, Thiên Khôi, sẽ không bằng hội hợp với một cặp sao đôi trong số đó, như chi hội hợp với Tả Phụ và Hữu Bật thì sức mạnh của nó sẽ lớn hơn là hội hợp với ba sao cát phân tán kế trên.

Hai cặp sao đôi Tam Thai và Bát Tọa, Ân Quang và Thiên Quý, một khi phân tán sức mạnh sẽ cực kì nhỏ, nhưng nếu sao đôi đủ cặp đồng cung với Thái Dương, sức mạnh lại cực kì lớn, thậm chí so với ba bốn sao lẻ không thành đôi trong lục cát tinh là Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật, cũng không lớn bằng.

Tính chất này của Thái Dương có thể nói so với Tử Vi thì kém hơn không nhiều, bởi vì Tử Vi cũng cần các sao cát "triều củng", sau đó mới có thể phát huy sức mạnh của nó. Nhưng trong đó cũng có một số phân biệt như sau:

Tử Vi thích Thiên Phủ, Thiên Tướng triều củng, Thái Dương thì không được nói chính diệu triều củng; trong số lục sát tinh, Tử Vi sợ Tham Lang và Phá Quân, nhưng Thái Dương thì không sợ hai sao này, mà lại sợ Cự Môn. Tử Vi thủ mệnh chủ về rất có tài lãnh đạo và có uy nghiêm; Thái Dương thủ mệnh thì chỉ hơi có tài lãnh đạo, nhưng lại có đặc tính "cho mà không nhận", dễ khiến người khác gần gũi.

Nhưng Thái Dương lại có lực "hình khắc", còn Tử Vi thì không có. Người có Tử Vi thủ mệnh, duyên phận với cha mẹ, anh em, con cái đều khá tốt; nhưng người có Thái Dương thủ mệnh thì lại có "hình khắc" đối với cha, anh, con cả; nặng thì tử vong, nhẹ thì sinh li, hoặc tình cảm thân thuộc không được tốt.

Thậm chí ngay cả tình hình sức khỏe, tính chất của Tử Vi cũng tốt hơn Thái Dương.

Thái Dương tọa mệnh, hình khắc hay quý hiển?

Do Thái Dương có khuyết điểm "hình khắc", cho nên cổ nhân cho rằng "Thái Dương, Thái Âm thủ mệnh không bằng chiếu hợp". Lí do là, nếu cung mệnh không gặp Thái Dương tọa thủ, mà lại được Thái Dương vây chiếu, thì vẫn khiến cung mệnh có tính chất "quý", nhưng lại có thể giảm bớt mức độ "hình khắc" của nó.

Nhưng theo kinh nghiệm của Vương Đình Chi, người hiện đại nếu gặp Thái Dương thủ mệnh, mức độ "hình khắc" trên thực tế chẳng nặng như cổ nhân đã nói. Mà mức độ quý hiến cũng không lớn như cổ nhân đã nói.

Có lẽ là do phương thức sinh hoạt của cổ nhân và người hiện đại khác nhau. Thời xưa cha con hai đời cùng ở một nhà, dễ xảy ra va chạm, không như người hiện đại, sau khi kết hôn thì ra ở riêng, vì vậy mệnh tạo có thể phát huy đặc tính tình cảm của sao Thái Dương. Nhìn từ góc độ khác, ở riêng cũng có thể tính là "hình khắc" ở mức độ rất nhẹ.

Quan hệ vói bạn bè cũng vậy, phạm vi xã giao của cổ nhân khá hẹp, do Thái Dương tính tình mạnh mẽ, cho nên khi ở trong một phạm vi nhỏ người ta khó mà tiếp nhận nổi, biến mệnh tạo thành người không họp quần; không như ngày nay, phạm vi xã giao khá lớn, có thể gặp những bạn bè tiếp nhận được mẫu người có tính tình đặc biệt.

Cho nên dùng Đẩu Số để đoán mệnh, gặp Thái Dương thủ mệnh, phải cẩn thận một chút, không nên hoàn toàn chiếu theo ca quyết của cổ nhân để luận đoán.

Ví dụ như cổ nhân nói: "Thái Dương ở Ngọ, quý mà chuyên quyền", đó là vì cổ nhân thích Thái Dương có ánh sáng chói lọi ở cung Ngọ. Trên thực tế, người hiện đại chưa chắc đã làm việc trong chính giới, mà con đường làm việc trong chính giới cũng ít; nếu kinh doanh làm ăn, thì người có Thái Dương thủ mệnh ở cung Ngọ sẽ dễ biến thành người ưa xuất đầu lộ diện. Đây là vì Thái Dương chủ về quý, cho nên mệnh tạo ưa thích hư danh; ở phương diện khác, Thái Dương không chủ về phú, càng ưa hư danh thì càng dễ khoa trương phù phiếm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

sao thai duong 14 chinh tinh tử vi sao thái dương


lưỡi phu sát ý nghĩa tết hàn thực Ý nghĩa sao thiên cơ Chọn Cự môn mệnh hỏa Bọ Cạp điểm báo Cua boi tinh bá ƒ Khái thang 5 2008 xem tử vi Xu hướng đặt tên ở nhà cực LA HẦU Tiết lập Xuân chòm sao nữ nhõng nhẽo SAO TẤU THƯ xem ngay tốt dai lam moc cách đối phó với người thứ 3 cách tính trùng tang bố trí phòng ngủ 9m2 phong thủy giếng trời trong nhà Sao đà la Bát Tiết Bạch Lộ thiết kế bài khấn tứ Tả Ao Chọn tên thầy SAO TU VI Dụng Thần bạch dương và xử nữ Tính thiên can địa chi Mùi Văn tinh Giải Tết giáp sống đẹp cửa cổng đẹp Nhân Hạn Thực CON GIÁP Tứ giữ thọ xem bói đổi chuột chọn cây cảnh Oscar lễ phật tứ trụ tên hay dọn nhà mới kì môn độn giáp cung Tý huyền bí