Trong quyển Triết HọcTrung Quốc Đại Cương của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê. Lý thuyết Âm Dương NgũHành đã được trình bày cặn kẽ. Có thể tóm lược lýthuyết này qua những nét chánh yếu sau đây :
Sơ lược lý thuyết âm dương ngũ hành

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

1) Từ lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành đến khoa Tử Vi

a) Lý thuyết này có từ trước đời nhà Tần. Tác giả nguyên thủy là Trân Diễn, sinh vào khoảng giữa thế kỷ 3 trước Tây Lịch. Ông sáng lập một triết phái mà các sử học gọi là Âm Dương giả.

b) Đến đời nhà Tần, các sách triết đều bị đốt và bị cấm lưu hành. Muốn học thì chỉ phải học đám quan lại, muốn đọc thì chỉ còn đọc những sách bói toán. Việc cấm đoán tự do ngôn luận khiến các học giả phải dựa vào các sách bói toán mà nghị luận. Sách bói toán bấy giờ là Kinh Dịch, những nghị luận trong sách đó là Dịch truyện. Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành được tập Dịch truyện này quảng diễn thêm.

c) Đến đời Hán, một triết gia nổi danh là Đổng Trọng Thư đã khai triển sâu rộng lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành vốn là sở trường của nền học của ông. Cái gì ông cũng ghép vào Âm Dương Ngũ Hành (như vua là dương, tôi là âm, cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là âm… mùa xuân là mộc, hạ thuộc hỏa, thu thuộc kim, đông thuộc thủy, hướng Đông thuộc mộc, hướng Nam thuộc hỏa, hướng Bắc là thủy, trung ương là thổ). Luật biến hóa của Âm Dương Ngũ Hành được xem là luật biến hóa chung của vũ trụ và của cả con người, có thể áp dụng vào việc trị nước. Cho nên, đời Hán có các quan coi riêng về luật biến hóa này để khuyến cáo chính sách quốc gia, đề phòng tai trời ách nước. Việc khuyến cáo sai đưa đến sự huyền chức. Đó là tác dụng bói toán của lý thuyết này. Tác dụng đó đưa đến sự thành hình phái Tướng số, cũng do Đổng Trọng Thư dẫn đầu. Nhiều nho gia đã mượn thuyết Âm Dương Ngũ Hành này để chú thích Kinh Dịch thêm cho phong phú.

d) Phái học Tượng Số đó đến đời nhà Tống lại càng thịnh đạt và được phát huy mạnh mẽ để ứng dụng vào những môn học huyền bí. Công trình này do một đạo sĩ Trần Đoàn đã cụ thể hóa vào tướng số, trong đó khoa Tử – Vi là một ngành. Thành thử, tóm tắt có thể nói:

-    Trân Diễn là nguyên tổ của lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

-    Đổng Trọng Thư là người khai triển và quảng bá lỗi lạc nhất.

-    Trần Đoàn là tác giả khai sáng khoa Tượng số của họ Đổng và lập ra môn Tử – Vi

Đó là lược dẫn nguồn gốc của khoa Tử – Vi.

2) Nội dung lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành

Trở lại phần lý thuyết nguyên thủy của Âm Dương Ngũ Hành, triết sử ghi rằng: thuyết này nằm trong phần Vũ trụ luận, nhằm tìm hiểu nguyên gốc, đặc tính, qui luật biến hóa của vũ trụ, vạn vận sự thể hiện của vũ trụ, dứt điểm của vũ trụ. Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành bắt nguồn từ học thuyết Thái Cực và các nghị luận rút trong Kinh Dịch.

Học thuyết này cho rằng nguồn gốc sơ khởi nhất của vũ trụ vạn vật là Thái Cực. Thái Cực cùng với Âm Dương là những ý niệm cơ bản của Kinh Dịch. Âm Dương được thống nhất trong Thái Cực. Sự phát sinh của Âm Dương từ Thái Cực theo một đại lịch trình (gọi là Dịch, nói khác đi là quy luật chuyển động biến hóa – loi des mouvments hay dialectique). Đại lịch trình đó được diễn tả qua trích văn sau đây, lấy trong Hệ từ truyện:

“Dịch là Thái Cực, sinh ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái”.

Khởi điểm của lịch trình là Thái Cực, từ đó mới sinh ra Lưỡng Nghi (tức là 2 khí Âm, Dương), kế đến mới sinh tiếp Tứ Tượng (là bốn mùa), từ Tứ Tượng mới tiếp sinh Bát Quái (tức tám hiện tượng lớn và cơ bản của vũ trụ). Đó là Càn (chỉ Trời), Khôn (chỉ Đất), Chấn (chỉ sấm sét), Tổn (chỉ gió), Khảm (chỉ nước), Ly (chỉ lửa), Cấn (chỉ núi), Đoài (chằm hay đồng cỏ thấp có nước).

Trong Thái Cực, tiềm phục 2 khí Âm Dương. Về tính chất, 2 khí này vẫn đối lập nhau khi còn ẩn trong Thái Cực. Vạn vật sinh thành là nhờ 2 khí Âm Dương và cũng nhờ 2 khí đó mà biến hóa. Một khi đơn độc thì không sinh phát được. Phải có sự giao hợp giữa 2 khí thì mới sinh được vạn vật: Đó là cái luật lớn của Trời Đất (gọi là Đức lớn). Đức này là Đức Sinh.

Cái đức đó chủ sự sinh trưởng, nó là cái đà sống, cái sức thúc đẩy cuộc sống. Luật sinh này theo một qui tắc nhất định gọi là Đạo: đó là quá trình diễn biến của sự vật từ lúc bắt đầu đến khi hình thành. Quá trình này phải qua bốn giai đoạn là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh, hay là 4 hiện tượng, 4 trạng thái diễn biến:

-    Nguyên: là trạng thái tiên khởi của vật khí bắt đầu vào cuộc sống.

-    Hanh: là hanh thông, thông đồng, sự tiếp xúc của nguyên vật với ngoại giới.

-    Lợi: là nhuận lợi, tức là tình trạng của vật đã thích ứng được với hoàn cảnh khi tiếp xúc với ngoại giới của giai đoạn Hanh.

-    Trinh: là sự thành tựu hẳn hòi của sự vật.

Nói khác đi, Nguyên Hanh Lợi Trinh là một quá trình cấu tạo do sự chuyển động nội tại của 2 khí Âm Dương để sinh ra sự vật (processus dialectique) qua các bước nói trên của Đạo.

Khi vật thành hình, vật cũng biến động theo một chu kỳ (cycle dialectique) gồm 4 bước: Thành, Thịnh, Suy, Hủy, đánh dấu mức độ phát triển và suy tàn dần dần của 2 khí Âm Dương giao tiếp:

-    Thành: là giai đoạn của Thiếu Dương, giai đoạn Khí Dương vừa từ Thái Âm sinh ra.

-    Thịnh: là giai đoạn của Thái Dương, giai đoạn của khí Dương phát triển cao độ.

-    Suy: là giai đoạn Thiếu Âm, giai đoạn khí Âm vừa từ khí Dương sinh ra.

-    Hủy: là giai đoạn của Thái Âm, giai đoạn khí Âm phát triển cực độ, lấn át hết khí Dương.

Cứ như vậy mà Âm Dương tiếp tục xoay vần, khi thịnh, khi suy, theo một tuần hoàn sinh hóa mà không bao giờ đứt đoạn của luật Đạo.

Cũng theo đạo biến hóa của Âm Dương và dưới sự thúc đẩy của đức sinh, 4 mùa và ngũ hành được cấu tạo. Đổng Trọng Thư viết:

“Khí của Trời Đất hợp thì là một, chia thì là Âm và Dương tác ra làm 4 mùa, bày sắp thành ngũ hành”.

Ngũ hành được các triết gia xem là 5 nguyên tố căn bản của vũ trụ. Đó là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy.

-    Mộc: là gỗ hay nói chung tất cả những loại cây.

-    Hỏa: là lửa (chất) hay hơi nóng (biểu tượng).

-    Thổ: là đất (chất) hay nói chung tất cả khoáng vật (trừ kim khí).

-    Kim: là vàng hay nói chung là tất cả các loại kim khí.

-    Thủy: là nước hay nói chung là chất lỏng.

Đổng Trọng Thư đã xếp ngũ hành theo thứ tự đó: “Một là Mộc, hai là Hỏa, ba là Thổ, bốn là Kim, năm là Thủy. Mộc là hành đầu của ngũ hành, Thủy là hành chót, Thổ là hành giữa. Đó là thứ tự tự nhiên”.

Thứ tự này có nhiều tác giả không đồng ý (như Ban Có đời Hậu Hán). Nhưng, quy tắc sinh khắc giữa 5 hành thì tương đồng giữa các tác giả. Qui tắc này là:

Hai Hành kế tiếp nhau thì sinh nhau, mà đứng cách nhau một hành thì khắc nhau.

Như vậy thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, theo chiều ấn định.

Qui tắc tương khắc là: Kim khắc Mộc, Thủy khắc Hỏa, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. (Có cách dùng chữ thắng thay cho chữ khắc, nhưng cùng đồng nghĩa với nhau).

Nếu Âm Dương có phương vị và đường lối lại riêng của Âm Dương thì ngũ hành cũng thế. Vậy, tất nhiên phải sinh mối quan hệ giữa Âm Dương và Ngũ Hành trong không gian và thời gian. Theo Đổng Tử thì gặp lúc khí dương đang thịnh mà hành Mộc thì hành Hỏa lại được khí Dương ấy giúp vào thì thành mùa xuân, mùa hạ và vạn vật sinh trưởng, gặp lúc khí Âm đang thịnh mà hành Kim, hành Thủy lại được khí Âm giúp vào thì thành mùa Thu, mùa Đông. Vì 2 cái khí Âm Dương đắp đổi thịnh suy và luôn luôn luân chuyển, cho nên ảnh hưởng của nó đối với ngũ hành không dứt và 4 mùa vì thế xoay vần bất tuyệt”.

Mỗi Hành làm chủ cái khí của một mùa.

“Mộc ở phương Đông là chủ khí Xuân, Hỏa ở phương Nam là chủ khí Hạ, Kim ở phương Tây làm chủ khí Thu, Thủy ở phương Bắc làm chủ khí Đông. Cho nên Mộc chủ sinh mà Kim chủ sát, Hỏa chủ nóng mà Thủy chủ lạnh. Thổ ở giữa gọi là Thiên nhuận. Thổ là chân tay của Trời, đức của Thổ tươi tốt, không thể dựa vào công việc riêng của một mùa mà mệnh danh cho Thổ được: cho nên có ngũ hành mà lại có tứ thời là vì Thổ kiêm cả Tứ thời.

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, tuy mỗi hành có một chức vụ, nhưng không nhờ nơi Thổ thì Kim, Mộc, Hỏa, Thủy không đứng vững.

Như vậy, Đổng Trọng Thư đã đặt cho Thổ một vai trò hết sức đặc biệt, vừa kiêm cả Tứ thời, vừa là chỗ dựa cho 4 hành còn lại. Điểm này được phản ảnh sau này trong khoa Tử – Vi.

Thuyết ngũ hành, nguyên được suy diễn từ pháp thuật ngũ hành của cổ nhân. Cổ nhân cho rằng có sự ảnh hưởng qua lại giữa con người và sự vật trong vũ trụ, cho nên quan sát các hiện tượng của vũ trụ có thể đoán phúc họa cho con người. Vì vậy, Phái Tượng Số mới ghép ngũ hành vào một trong 6 phép của thuật số. Sáu phép đó là: Thiên Văn, Lịch Phổ, Ngũ Hành, Thi Qui (bói có thi, bói rùa, Tạp Chiêm (đoán điềm), Hình Pháp (xem tướng). Thuyết ngũ hành được phổ cập rất nhiều ở thời chiến quốc, nhất là vào cuối thời này. Cái gì cũng được người ta ngũ hành hóa (bốn phương, bốn mùa). Trân Diễn còn đem ngũ hành vào triết học lịch sử, gán ngũ hành vào Ngũ đức. Nhưng cái dụng phổ biến nhất của thuyết ngũ hành là cái dụng bói toán của phái Tượng Số. Nhờ đó mà đạo sĩ Trần Đoàn mới khai sáng ra khoa Tử – Vi, dùng sao trên trời, được âm dương hóa và ngũ hành hóa, để xếp bày vận số của con người, để rồi từ đó, suy diễn trên qui luật biến hóa Âm Dương Ngũ Hành, những ý nghĩa trên con người.

Đến đây, tưởng cần xét về sự áp dụng qui luật biến hóa này vào khoa Tử Vi.





Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Đẩu Số hút hưởng THIỂN đá mã não phong thủy bán Bể hướng Phật thuận giá trị chó Bí mật 12 chòm sao Cúng chùa Kim Liên bí ẩn TU VI bình bạn là người phụ nữ chung thủy phương vị biệt thự mơ thấy bị bỏ rơi mơ thấy bị dao đâm Từ vận hạn 2015 tướng người thọ е tuoi kết mạng thủy xemm tướng tai kim lâu người tuổi dần các chòm sao có số tình yêu sắp đến Mau tuất thu tuổi Tân Hợi nhà Đường thái dương NGÀY mÃy bạch nốt ruồi gây hại sức khỏe Äón học giỏi gieo quẻ chiêu hình xăm rồng đen tu van phong thuy Lễ Vu Lan đạo 3 miền phú quý bảo bình nam khi yêu So đẹp chuyện ý nghĩa EQ việc học Tuổi hợi chòm sao nào càng lớn càng đẹp m khí dầm biện sòng cách xem tướng nguồn