Chữ Đạo thể hiện dạng chữ viết tiếng Hán: 道, có nhiều ý nghĩa khác nhau, không phải ai cũng lĩnh hội hết. Dưới góc nhìn Phật giáo, Đạo là rất cao siêu.
Thấm nhuần chữ Đạo, phải có Đức mới tìm thấy Đạo

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

– Chữ Đạo (thể hiện dạng chữ viết tiếng Hán: 道), có nhiều ý nghĩa khác nhau, không phải ai cũng lĩnh hội hết. Dưới góc nhìn Phật giáo, Đạo là rất cao siêu, khó mà giải rõ nghĩa được vì Đạo không có hình trạng như các sự vật ở thế gian.

 

 

1. Chữ Đạo dưới góc nhìn Phật giáo

  Nghĩa lý chữ Đạo ((道) rất cao siêu, khó mà giải rõ được, vì Đạo không có hình trạng như các sự vật ở thế gian.
 
Đức Thích Ca gọi Đạo là Chân Nhân, là Phật Tính, là Bồ Đề.
 
Đức Lão Tử gọi Đạo là Cốc Thần, là nguồn sinh ra Vũ Trụ vạn vật.
 
Đức Khổng Tử gọi Đạo là Thái Cực, là Thiên lý.
 
Danh từ tuy khác nhau, chớ tựu trung điều chỉ cái nguồn cội của Càn Khôn Vũ Trụ và Vạn Vật. Cái nguồn cội ấy khi còn bất động gọi là Đạo. Còn khi đã động mà chuyển hóa thì gọi là Đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế, là Trời vậy.
 
Đức Lão Tử lại nói:
 
“Đạo mà nói ra được thì chẳng phải Chân Đạo, Danh mà gọi là được thì không phải thật danh”.
 
Kinh Phật lại nói:
 
“Đạo khó mà nói ra. Học giả phải tự mình tỏ ngộ lấy”.
 
Tham nhuan chu Dao, phai co Duc moi tim thay Dao hinh anh
 
Ví dụ một người câm thấy cảnh chiêm bao như thế nào rồi mà mô tả lại cho người khác biết. Chúng ta muốn giải lý cho rõ cái Đạo thì chẳng khác nào người câm muốn giải rõ chuyện chiêm bao kia vậy.
 
Bởi vì Đạo là chân lý tuyệt đối, bổn tánh của Đạo là Hư-không lặng lẽ, xem chẳng thấy, lóng chẳng nghe, rờ không đụng, không lớn, không nhỏ, không trước, không sau, không thể dùng lời nói mà diễn tả được, hoặc đem ra mà so sánh. Đạo sinh ra Trời Đất vạn vật, lưu hành trong Vũ Trụ, tàng ẩn trong muôn vật, cho nên vật nào cũng có phần linh diệu bên trong để điều hòa, trưởng dưỡng cho nó. Đạo là tinh thần của Trời, Đất, Vạn vật mà Trời, Đất, Vạn vật là bản thể của Đạo.
 
Nhưng Đạo vốn vô hình, cho nên muốn trình bày cái Đạo ra, tất phải mượn hữu hình để phô bày cái “Dụng” mà thiệt hành cái “Thể”. Ví dụ ta có một tư tưởng nào, cái tư tưởng ấy vốn vô hình, mà muốn trình bày nó ra cho người ta biết, cần phải mượn văn chương là vật hữu tình.
 
Vì lẽ đó mới phát sinh nhiều tôn giáo là những cái “Dụng” của Đạo như Phật giáo, Tiên giáo, Nho giáo...
 
Các tôn giáo vốn một gốc mà ra vẫn tôn thờ Đấng Chúa Tể, Càn Khôn Thế giới, chỉ vì khác ngôn ngữ mà xưng tụng bằng danh hiệu khác nhau. Như Phật giáo gọi Đấng ấy là A Di Đà, Do Thái giáo gọi là Jéhovah, Hồi giáo gọi là Allah, Ấn Độ giáo gọi là Brahma, Ai Cập gọi là Osiris, Công giáo gọi là Đức Chúa Trời, người Việt Nam gọi là Thượng Đế (Ông Trời), ngày nay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi là Cao Đài.
 
Mặc dầu các tôn giáo khác nhau về cách tổ chức và Lễ nghi tế tự, nhưng vẫn giống nhau ở chỗ lấy từ bi bác ái mà dạy chúng sanh, lấy sự “Chuyển mê khải ngộ” làm tôn chỉ, lấy sự giải thoát luân hồi làm cứu cánh.  

2. Giải nghĩa chữ “Đạo”


Tham nhuan chu Dao, phai co Duc moi tim thay Dao hinh anh
 
 
 
Chữ “Đạo” (道) mà chúng ta bàn luận ở đây có ở trong từ “Đạo Đức”với nghĩa ban đầu là cái đường thẳng, là cái lẽ mà nhất định ai nấy đều phải tuân theo mới duy trì được tầng Pháp thấp nhất của vũ trụ này.   Đạo (道) còn là trường phái Đạo Gia đi theo Lão Tử, người đã rời khỏi thế gian này một cách bí hiểm và vội vàng để lại 5000 chữ trong cuốn ĐẠO ĐỨC KINH.
 
Hiểu đạo, ta không thể dùng các thứ lý luận thông thường, mà hãy tu luyện để “đạt Ngộ”. Những chân lý mà người đời vẫn còn thấy bí hiểm sẽ triển hiện xuất lai. Sự khác nhau giữa duy vật và duy tâm đã là câu chuyện hài về con gà mái và quả trứng. Sự khác nhau giữa một hệ quy chiếu mà chúng ta đang sống với ức tỷ các hệ quy chiếu khác rất uyên áo của đại khung vũ trụ mênh mang quả là không thể nghĩ bàn.   Chữ Đạo có cấu trúc do 2 chữ hợp lại:
 
1. Bên phải là chữ THỦ (首) 2. Bên trái là bộ SƯỚC (辶)
 
Bản thân chữ THỦ này ngoài cái nghĩa quan trọng, cần thiết, trí tuệ thì cấu trúc của nó còn ẩn giấu những nội hàm văn hóa Thần truyền.   Trên cùng có dấu huyền và dấu sắc. Nam tả, nữ hữu, biểu tượng cho âm dương tương sinh tương khắc, hóa diễn mà thành vũ trụ muôn loài; để có Sinh Lão Bệnh Tử ở trong cõi bể dâu, để có “Thành Trụ Hoại Diệt” ở những đại khung, vũ trụ to lớn hơn…   Chữ thứ 2 trên xuống là chữ NHẤT. Kết hợp lại là Âm Dương thống nhất, hòa hợp, viên dung.   Ký hiệu thứ ba là dấu phẩy. Nó nối toàn bộ khối tương sinh tương khắc, Âm Dương nhất thống ở trên với chữ MỤC (目) là con mắt ở dưới. Như vậy dùng con mắt duy nhất, con mắt Thiên Mục, con mắt thứ ba (cái mà người tu luyện thường gọi một cách trang nghiêm là Đệ Tam Nhãn) của mình để câu thông với bản nguyên của vũ trụ, của sinh mệnh thì đó là cái đầu của trí huệ, cái đầu được khai sáng không phụ thuộc vào những nhận thức hậu thiên sai lạc, mê lầm của con người.
 
Đạo gia và Phật gia gặp nhau ở chỗ khẳng định tròng mắt thịt và tư tưởng con người khi nhìn và tư duy về thế giới chỉ thấy được ở cái tầng thấp nhất của vũ trụ với những gì bề ngoài hời hợt, nông cạn nhất mà thôi. Vì vậy Phật Thích Ca Mâu Ni nói nhân loại sống trong mê. Tất cả những gì họ cảm thụ, nhận thức được chỉ là huyễn tưởng, không thật là vì vậy!   Chữ bên trái là SƯỚC, chỉ bước đi chậm rãi, chắc chắn, có lựa chọn khi chuyển dời cơ thể hay tư tưởng của mình từ không gian, thời gian này đến một hệ thời – không khác.
 
Tóm lại Đạo chính là đường để trở về. Và người hạnh phúc nhất chính là người đã tìm thấy Đạo. Hãy trao cho mọi người tình thương và sự từ bi. Đó là khuyến thiện để mọi người tích Đức, giữ Đức. Có Đức, chúng ta hãy lên đường đến với Đạo, Đạo chỉ có được khi ta tích đủ Đức.  
T.H
Học một điều thôi, có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành
Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng có lần nổi nóng, thô bạo, nổi cơn thịnh nộ. Có người mặt mũi hiền lành, lương thiện nhưng khi đụng chuyện lại mất kiểm soát,

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

chữ đạo


tướng sô ong dia bán la kinh phong thủy tiếng việt Song Lộc Cách Giác thuật Tính phụ nữ thông minh đại lâm mộc phong Cô Chính Diệu Bồ Khoa học phái nữ Äan NhẠCấn tuổi Hợi mơ thấy bơi ngược dòng Điềm báo sim phong thuỷ cung hoàng đạo sư tử lai Sinh Cách chọn đá thạch anh phù hợp sao kiếp sát Tứ kiếp sát xem tử vi Xem bói tình yêu Cự Giải và hoa Trong hội tri chỉ đổi Sao Thiên Việt Mộ chọn hướng phòng khách phong thủy cầu duyên TÌNH YÊU mệnh hỏa nhãƒæ tướng khắc vợ Phật độ mệnh kẻ Hội Đền Gốm Vị trí đặt bàn thờ Phật cầu phúc cho bát quái SAO ĐÀ LÀ phat xem ngày tốt tiết thanh minh hoá giải giấc mơ lô đề Bính Tuất phạm căn lên Hoàng phúc Đức những chàng trai có tướng mạo không tên phu trang trí nhà ngày tết hợp phong thủy cho Sao Phong cáo nhị thập bát tú chim bồ câu NhÃ