Cầu thang là không gian giao thông theo chiều đứng để tới được các tầng, các buồng trong nhà. Cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà và là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa đi các tầng trong nhà. Vì vậy, nếu cầu thang mở

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Cầu thang là không gian giao thông theo chiều đứng để tới được các tầng, các buồng trong nhà. Cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà và là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa đi các tầng trong nhà.

Vì vậy, nếu cầu thang mở tại những cung tốt thì các tầng trên được tốt. Ngược lại, nếu cầu thang mở tại những cung xấu thì các tầng trên phải chịu xấu.

Dưới góc nhìn phong thủy, cầu thang còn có một vai trò khác, đó là việc phân bố các nguồn năng lượng lên các không gian không cùng cao độ, mang đến sức sống cho toàn bộ căn nhà, tạo sự hài hòa về phong thủy, tăng cường sức khỏe cũng như nguồn tài lộc cho gia chủ.

cau-thang

Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng, điều này sẽ thu hút nhiều sinh khí dẫn lên các tầng. Nếu cầu thang hẹp, bạn hãy treo một tấm gương lón để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thủy.

Những yêu cầu về hướng và vị trí:

Cầu thang là mạch dẫn khí lên các không gian phía trên. Nó có vai trò như một cái cửa đón và phân bổ các dòng năng lượng theo chiều thẳng đứng. Cửa này nếu đặt ở vị trí tốt, đón được nhiều dòng sinh khí cát lành thì những phần không gian phía trên cũng sẽ có được nguồn năng lượng dồi dào. Vì thế, vị trí cầu thang nên nằm ở những cung tốt so với bản mệnh của gia chủ. Những bậc đầu tiên của cầu thang cũng phải bố trí quay vào hướng tốt của gia chủ để đảm bảo các tầng trên thu được khí tốt của căn nhà.

Nhiều người quan niệm nếu hướng cầu thang đối diện cửa chính thì gia chủ sẽ bị hao tán tiền của, tài lộc sẽ bị tuôn chảy hết. Điều này đúng nhưng chưa đầy đủ. Sự vận hành của cầu thang luôn có hai chiều lên và xuống. Những ngôi nhà có cầu thang đối diện cửa chính thì sẽ nhận được nhiều năng lượng nhưng sự suy thoái cũng rất lớn. Dưới góc nhìn phong thủy, những ngôi nhà có kiểu cầu thang này thì có thể làm ăn tốt nhưng sẽ không giữ lại được nguồn tài lộc. Vì vậy, không nên bố trí cầu thang đối diện cửa để tránh hiện tượng tiền vào cửa trước rồi lại ra cửa sau. Trong trường hợp bất khả kháng thì có thể làm lệch hướng cầu thang hoặc đặt dưới chân cầu thang một chậu cây để ngăn cản dòng năng lượng thoát ra ngoài.

Do tính chất hoạt động của cầu thang, bộ phận này luôn có tính vươn cao lên phía trên nên cầu thang mang tính Mộc. Cầu thang nên tránh đặt giữa nhà bởi vì khu vực giữa nhà (Trung Cung) thuộc Thổ sẽ bị cầu thang thuộc Mộc khắc. Nếu lỡ phạm phải thì tốt nhất nên di chuyển cầu thang hoặc thay đổi tâm nhà bằng cách nối dài không gian sử dụng. Các trường hợp bất khả kháng thì cũng cố tránh đặt bậc cầu thang đầu tiên vào giữa nhà.

Cầu thang kỵ đặt từ phía sau nhà đi lên sẽ không thuận chiều đón năng lưọng từ cửa ra vào dẫn đến các tầng trên sẽ không có được sinh khí dồi dào. Cầu thang cũng không được đâm thẳng vào bếp hoặc nhà vệ sinh ở bất cứ tầng nào vì sẽ làm cho các nguồn năng lưọng hao tán hết. Đồng thời cần lưu ý không để xà nhà đè lên cầu thang. Ngoài ra, không gian dưới gầm cầu thang vốn là nơi tối tăm, không khí tù đọng nên tránh đặt bếp ở khu vực này sẽ làm cho căn bếp không được sự thoáng đãng, sạch sẽ.

Cầu thang nên thiết kế vận hành đi lên theo ngược chiều kim đồng hồ, vừa thuận theo nguyên lý hoạt động, sinh hoạt của con ngưòi, vừa phù hợp với nguyên tắc phong thủy, đặc biệt là khi đi lên, tim chúng ta luôn gần vói tâm của trục thang đứng sẽ giảm bớt sự mệt nhọc trong quá trình leo cầu thang.

Những yêu cầu về kiểu dáng, chất liệu

Cầu thang trong một ngôi nhà phải đảm bảo được hai yêu cầu quan trọng nhất là chứa và dẫn khí. Chính vì vậy mà những loại cầu thang để hở cổ bậc hay những loại không có thành chắn đều không tốt theo quan niệm phong thủy. Loại cầu thang này sẽ làm thất thoát các dòng năng lượng trước khi đưa lên các không gian phía trên. Những lỗ hổng này cần phải được lấp kín, có thể bằng cách trải thảm cầu thang để đảm bảo tính thẩm mỹ. Ngoài ra, cầu thang yêu cầu luôn phải chắc chắn và liền mạch. Tuy vậy, tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác mà không có chiếu nghỉ. Dạng cầu thang xoắn quanh cột cũng không tốt vì dễ tạo sự mệt mỏi cho người sử dụng.

Về chất liệu, nên sử dụng những vật liệu tạo sự ấm áp cho cầu thang. Tốt nhất là nên chọn vật liệu gỗ hoặc đá cho cầu thang trong nhà vì nó mang tính Mộc và Thổ. Hai hành này rất gần gũi với con ngưòi, nhất là không gian nhà ở. Còn những chất liệu kim loại như inox tạo cảm giác lạnh lẽo nên sử dụng ở những không gian công cộng, văn phòng công sở…

Yêu cầu về bậc thang

Bậc cầu thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này bảo đảm rằng, tài chính gia đình sẽ không bị thất thoát. Vì vậy, nếu cầu thang trong nhà có lỗ hổng ở giữa các bậc, hãy dùng ván gỗ bít kín chúng lại.

Khi nói đến cầu thang, ta thường quan tâm đến số bậc của cầu thang. Có hai cách tính số bậc cầu thang: tính theo số bậc tới mặt sàn mỗi tầng và tính theo tổng số bậc cầu thang của ngôi nhà. Tuy nhiên, trong khoa học phong thủy, số bậc cầu thang tính tới mặt sàn mỗi tầng là căn cứ chính để định tốt, xấu mà không câu nệ tổng số bậc cầu thang trong nhà.

Để xét số bậc của cầu thang, phải căn cứ vào Ngũ hành thuộc về hình thể kiến trúc của ngôi nhà rồi lấy vòng Trưởng sinh mà định số bậc.

1. Cách tính theo vòng Trường sinh:

Vòng Trường sinh là 12 sao thể hiện quy luật sinh tồn (phát sinh, tồn tại, phát triển và chấm dứt) của vạn vật. Theo quan niệm của triết học phương Đông thì bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng phải trải qua 12 giai đoạn sau:
– Trường sinh (sinh ra).
– Mộc dục (tắm rửa).
– Quan đới (phát triển).
– Lâm quan (trưởng thành).
– Đế vượng (cực thịnh).
– Suy (suy yếu).
– Bệnh (Ốm đau).
– Tử (chết).
– Mộ (nhập mộ).
– Tuyệt (tan rã).
– Thai (phôi thai).
– Dưỡng (thai trưởng).

Căn cứ vào hình thể kiến trúc của ngôi nhà, thì nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh, nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh, nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh, nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh, nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh. Bắt đầu từ bậc Trường sinh theo Ngũ hành của ngôi nhà, tiếp tục thuận đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, cứ hết 12 sao lại tiếp tục đếm một vòng mới.

Như vậy, nhà hình Thủy thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23…
Nhà hình Mộc thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…
Nhà hình Thổ thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…
Nhà hình Hỏa thì số bộc nôn dùng là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…
Nhà hình Kim thì số bậc nên dùng là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng sự thay đổi trạng thái của con người cũng như sự ngưng tĩnh vận động ở một nhịp độ, tiết tấu nào đó đều có ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể và hình thành tính cách, có thể tăng cường sức khỏe, tăng trí nhớ nếu sự thay đổi hay ngưng tĩnh phù hợp. Ngược lại, nó cũng có thể làm giảm sức khỏe, tăng căng thẳng và đặc biệt là phát sinh một số bệnh tật. Số bậc cầu thang dừng lại ở bao nhiêu bậc để dẫn tới sàn mỗi tầng cũng làm thay đổi trạng thái vận động và sự ngưng tĩnh của con người. Từ đó, làm thay đổi sức khỏe, tâm tính con người.

2. Cách tính theo sinh – lão – bệnh – tử

Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của cả cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Vì thế, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ (21, 17…). Được như vậy, sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình.

Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân dụng:

– Chiều rộng của bản thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,8m đến khoảng 1,2m hoặc 1,5m.

– Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao nhà, và quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, được tính bằng công thức 2h + b = 600mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180mm, chiều rộng tương ứng từ 250 đến 300mm.

– Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không đưọc nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.

– Chiều cao của lan can: không liên quan đến độ dốc hay chiều rộng của cầu thang, chiều cao tiêu chuẩn của lan can từ mặt bậc lên tới tay vịn của lan can là 900mm, không được thấp hơn 80mm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Cầu thang Không gian mở Phong Thuỷ bố trí cầu thang trong nhà theo phong thủy cầu thang xoắn ốc phong thủy cầu thang xoắn ốc trong phong thủy


cả イーラパーク静岡県東部 o Sao kình dương kiên thu Hi Ạm Ban Ä gió thiện nam tín nữ mệnh thủy La chử bánh giầy tự lễ vu lan đàn bà có tướng vượng phu nghe nghiep 5 cung hoàng đạo Tu nữ bảy cốt hình bán đan Điều bán giấc mơ trung hoa Cung Sửu Táo bầu cưa cung nhân mã 2014 lo lắng trước hôn nhân Dịch mộ mơ thấy hoa tim thai duong Trần Thiên Lương ăn chay xem tướng số qua chỉ tay xem tướng cười cung phu the Sao ĐẶT bГЎo thóp noo phước thịnh Kỷ Mão nÃ Æ châu xương tướng Hội Điện Hòn Chén tên con trai NhẠt lễ nhập trạch loc cung kim ngưu bảo bình tẾt công việc phù hợp bói tình yêu Ngũ cách xem tướng qua đôi mắt tên con gái don tet vận mệnh người tuổi Mậu Tuất ngôi nhà ma Rằm tháng bảy