Trong tháng lễ Phật Đản sinh, các tín đồ Phật giáo tổ chức lễ tắm Phật như một nghi thức tỏ lòng thánh kính tới Đức Phật và thể hiện mong mỏi hướng thiện.
Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong tháng lễ Phật Đản sinh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tháng lễ Phật Đản sinh là một trong những dịp có ý nghĩa đặc biệt với Phật giáo. Vào ngày này, các tín đồ Phật giáo tổ chức lễ tắm Phật như một nghi thức tỏ lòng thánh kính tới Đức Phật đồng thời thể hiện mong mỏi hướng thiện, an lành.

 
Y nghia nghi thuc tam Phat trong thang le Phat Dan sinh hinh anh 2
 
Ngày Phật Đản sinh tức ngày sinh của Đức Phật Thích Ca mâu Ni được coi là dịp trọng lễ của Phật giáo trên khắp thế giới. Tháng 4 âm lịch hàng năm là tháng lễ Phật Đản sinh, với nhiều sự kiện tôn giáo do các tín đồ thực hiện. Trong đó, tắm Phật là nghi thức có ý nghĩa tôn giáo và nhân văn sâu sắc, thường được tổ chức long trọng.
  Theo truyền thống, lễ tắm Phật được tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch nhưng tới năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất chọn ngày 15/4 âm lịch làm ngày kỷ niệm Phật Đản. Vì vậy, tháng 4 được gọi là tháng lễ Phật Đản và nghi lễ tắm Phật có thể được tổ chức trong các ngày từ 8/4 đến 15/4 âm lịch hàng năm.    Vị trí thờ cúng thế nào là hợp phong thủy? Thiên long bát bộ - hộ pháp thần trong Phật giáo Vén màn bí mật nhân tướng của Phật, Nho và Đạo giáo
Nguồn gốc của đại lễ tâm linh này xuất phát từ truyền thuyết về sự ra đời của Đức Phật. Tương truyền, khi Ngài sinh ra có Cửu Long (chín rồng) tới phun hai dòng nước nóng lạnh để tắm cho Ngài. Cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trỗi nhạc trời mừng Thái tử. Từ đó, để kỉ niệm ngày Phật đản, chúng đệ tử tổ chức nghi lễ tắm Phật, diễn lại điển tích xưa.
 
Đây không chỉ là nghi thức mang tính chất tưởng nhớ, hướng về Đức Phật mà còn là niềm tin tôn giáo, rũ bỏ muộn phiền, thanh rửa tâm hồn, theo gương Đức Phật, học tập Phật pháp để hướng tới chân – thiện – mĩ của đời người. Mỗi tín đồ Phật giáo khi tham gia vào nghi lễ này đều mang trong mình một tâm niệm, rũ bỏ sân hận, rũ bỏ những đau khổ, muộn phiền trong quá khứ và hướng tới tương lai, tới những điều mới mẻ, tốt lành. 
 
Y nghia nghi thuc tam Phat trong thang le Phat Dan sinh hinh anh 2
 
Giáo lý nhà Phật ghi rõ, nghi lễ không nằm ở kiểu cách mà cốt ở chân tâm, vì thế, mỗi nơi lại có cách tổ chức nghi lễ tắm Phật riêng, dựa trên tích xưa kể lại. Có nơi dội nước từ đỉnh đầu xuống, cũng có nơi chỉ dội từ vai xuống với ý nghĩa tôn kính Đức Phật. 

Song, quan trọng nhất chính là dùng nước sạch, thanh khiết và lòng mỗi người lắng đọng, tĩnh tại, chân thành hướng thiện, nhất tâm hướng Phật. Chỉ có như vậy thì tâm mới tịnh, thân mới thanh, nghi thức mới vẹn tròn, đem lại công đức vô lượng cho chúng sinh.

10 đạo lý kinh điển của nhà Phật ai ngẫm cũng thấy đúng Rộn ràng chuẩn bị thánh lễ Poy Sang Long của Thái Lan Nhân quả báo ứng: Con cái đến với cha mẹ là do nghiệp duyên Nỗi khổ lớn nhất và niềm vui lớn nhất của đời người  
     Lịch ngày tốt tổng hợp mọi thông tin về mười hai con giáp bạn nên xem

Thái Vân

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

lễ tắm Phật Ngày Phật Đản Phật giáo lễ Phật Đản sinh


thuoc mèo phẫu thuật cúng táo quân báo hiệu sức khỏe có vấn đề Xem đường hôn nhân dai cung nhân mã và cung cự giải có hợp nhau Xem y nghĩa sao HÓA ẩn tướng của phụ nữ イーラパーク静岡県東部 Đặc tính Liễu cửa thất Kiêng kỵ về phong thủy cửa sổ bàng giờ Quả Sao Dà la bát tự khuyết Hỏa Cung Ma Kết Nhiên Đăng Phật thóp Tiết Trung Nguyên sao bát tọa bọ cạp nữ và ma kết nam chòm sao nữ giỏi Tre Phong thủy bàn thờ lễ hội chùa dâu tư vi xem tướng mạo hằng khen thưởng trong mơ chó trồng cây luận tướng nuoi ran chuyển nhà mới hy ngọn đồi thiêng е đền cần tỉ trên cửu cung phi tinh đàn ông phóng Sao Tấu thư chùa LUẬN BÀN Sao Bất Lợi Cho Hôn Nhân kiêng kỵ trong phong thủy tà khí hao tài bái cách hóa giải nhà có hướng lục sát nhà tẢ phỤ tướng gò má cao Hóa máy mắt phải hop