Lễ Hội Đền Bà Chúa được tổ chức vào ngày 30 tháng 7 âm lịch tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội ngày 30 tháng 7 âm lịch - Hội Đền Bà Chúa

Các lễ hội ngày 30 tháng 7 âm lịch - Hội Đền Bà Chúa

Hội Đền Bà Chúa

Thời gian: tổ chức vào ngày 30 tháng 7 tới ngày 2 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn công chúa Túc Trinh - người con thứ 4 của vua Trần Thánh Tông (là người có công khai hoang phục hóa, tạo dựng nên xóm làng).

Nội dung: Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày và có sự tham gia của nhân dân hai làng An Hội và Cổ Nhuế.

Ngày 30/7:

Sáng quân kiệu nam bao sái kiệu và chuyển giá văn ở đình về đền, sau đó đội tế lễ mang lễ lên mộ chúa để làm lễ tế cáo Chúa tại đền. Chiều ban tế và đội dâng hương An Hội cúng tế chúa,  đến đêm các cụ trong đội tế làm lễ mở cửa đền.

Ngày 01/08:

Rạng sáng được bắt đầu với lễ mộc dục và cúng thức. Lễ mộc dục được một bô lão trong làng đảm nhiệm trong trang phục lễ hội truyền thống, đầu đội khăn xếp, quần trùng, áo dài, chân đi hài vân sảo, tất cả đều màu đỏ. Nước làm lễ mộc dục phải là nước mưa tinh khiết nấu với ngũ vị hương. Trước khi làm lễ, vị bô lão rửa tay gọi là quán tẩy, vẩy nước hoa vào người, xoa lên mặt, đầu và hai tay, gọi là tẩy uế. Sau khi làm lễ mộc dục cho Chúa Bà, các đồ mã cũ đem đốt, dâng đồ mới.

Lễ mộc dục xong là đến lễ cúng thức, ông chủ tế đọc chúc văn, nội dung ca ngợi công đức của công chúa Túc Trinh đối với dân làng Cổ Nhuế từ xưa tới nay, cầu xin hồng ân của trời đất, phật, thánh, Chúa Bà ban phúc lành cho quốc thái, dân an.

Khoảng 8h sáng sau khóa lễ cúng phật tại chùa Anh Linh đội tế về đền Chúa làm lễ tế khai quang, yên vị xin Chúa cúng giỗ. Ngày giỗ Chúa gọi là cúng đối kỵ, có dâng lục cúng: hương, hoa, trà, quả, đăng, thực. Lễ cúng thực gồm có: Cơm tẻ nấu bằng gạo lật, muối vừng, trám đen muối, giá luộc, tương, canh đậu xanh; sau nghi lễ cúng thực dâng chè kho, chè lam và kẹo lạc. Cỗ làm trong lễ hội là cỗ chay với những sản vật trong từng nhà sản xuất được đem dâng lễ tại đền như: mít, dừa, lựu, chuối, na, cam, mía, khoai luộc... Sau lễ khai quang là các đoàn của các làng xã lân cận và dân chúng thập phương vào dâng hương lễ Chúa đến tận xế chiều. (Ngày 02/08).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Đền Bà Chúa Hội Đền Bà Chúa tại Hà Nội các lễ hội trong tháng 7


Tính cách tuổi Tý cung Bảo Bình mơ thấy bị cắt tóc đánh con gì Mà Cách gây tai họa và các sao họa phần 4 tuổi Tuất chòm sao nam thích tự do văn khấn lễ đình đền miếu phủ Bốc cung Song Tử nhóm máu O Luận về sao Thiên Tướng nổi tiếng tuổi Mùi thờ Phật nào sát Lộ Bàng Thổ hợp với tuổi gì Tuyệt chiêu giúp 12 con giáp thoát ế tiên tri chính xác cây kim tiền tuổi sửu hợp với tuổi nào dung nối Ất Sửu tướng mạo hồ ngọc hà Cách chọn long huyệt cho phụ nữ 4 Tỵ giải mã mật ngữ van cung cặp con giáp Hoa trÃƒÆ chiều cuối năm anh tướng người lương thiện bạn trai giàu có ĐẦU Bài khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát Tử vi Đài Loan các chòm sao năm 2018 Hội Miếu Ba Thôn tỉnh Thái Bình giàu nghèo qua tướng đầu mũi xem tử vi Nhìn tướng đi biết ngay cảnh bảng LUẬN BÀN CÁCH ĐA PHU NHỮNG SAO NHIỀU mẹ tuổi dần sinh con tuổi mùi Dinh ty xem ngày tốt xấu đã yêu không bao giờ buông tay Mạng chọn màu sơn nhà hợp phong thủy chữ cái đầu của tên mÐ ÐŽ sao giải thần độ giải mã giấc mơ đánh đề Phong thủy phòng trẻ nhỏ xác boi ngay thang nam chồng thoát nghèo sao vũ khúc hãm địa Câu chuyện Phật giáo Khoa tử vi cỏ