Vào ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch hàng năm có diễn ra Hội Gióng Phù Đổng tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội ngày 9 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng Phù Đổng

Các lễ hội ngày 9 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng Phù Đổng

Hội Gióng Phù Đổng

Thời gian: tổ chức vào ngày 8 và ngày 9 tháng 4 âm lịch.

Địa điểm: xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn người anh hùng huyền thoại "Phù đổng thiên vương" (Thánh Gióng).

Nội dung: Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại "Phù Đổng Thiên Vương". Hội gióng Phù Đổng có sức hấp dẫn trong việc hoàn thiện nhân cách con người, dân gian từng ghi nhận bằng câu ca dao:

Ai ơi mùng chín tháng tư

Không đi Hội gióng cũng hư mất người

Để biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian, Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn: các ông "Hiệu", hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: "Phù Giá",đội quân chính quy; các "Cô Tướng", tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường "Ải Lao", trong đó có "Ông Hổ",đội quân tổng hợp; "Làng áo đỏ", đội quân trinh sát nhỏ tuổi; "Làng áo đen",đội dân binh v.v…Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. "Dước khám đường" là trinh sát giặc; "Rước nước" là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; "Rước Đống Đàm" là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; "Rước Trận Soi Bia" là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà,một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc.

Cờ phướn màu đỏ mà trên đó viết chữ "Lệnh" tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ Lệnh của ông Hiệu Cờ (vai diễn tượng trưng Ông Gióng) là biểu đạt một số quan điểm cơ bản của phép luỵện quân cùng phương pháp tác chiến để giành thắng lợi. Đó là "Quân lệnh phải nghiêm minh" "Binh pháp phải mưu lược sáng tạo" (Múa cờ thuận và múa cờ nghịch). Phù giá ngoại (đội hình có tới 120 người) là những vai diễn đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có hình quả dưa, trên có đính chín con rồng nhỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo một túi "bán nguyệt" có hình nửa vầng trăng, tượng trưng cho Trời, tay cầm chiếc quạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc xòe theo khẩu lệnh của ác ông "Xướng" và "Xuất", tượng trưng cho một loại vũ khí có sức biến ảo khôn lường.

Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tướng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Còn các màn rước lễ "Kén tướng", "Kén Phù Giá", và màn diễn "Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân", có thể suy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống v.v … Lễ hội Gióng Phù Đổng cũng có nhiều màn hát chèo để mừng thắng trận.

Trong dân gian, hội Gióng Phù Đổng được nhắc tới bởi các thành ngữ:

Lâm râm hội Khám, u ám hội Dâu, vỡ đầu hội Gióng.

Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu

Mùng chín đâu đâu trở về hội Gióng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Gióng Phù Đổng Hội Gióng Phù Đổng tại hà nội các lễ hội tháng 4


can xương cung Tài lộc 3 con giáp nữ có tham vọng lấy chồng tai loc Sử dụng sức mạnh năng lượng từ chỉnh sửa đôi môi dày văn khấn khai trương nhà trần mệnh sao thiên thọ trong lá số tử vi ÄÊM 24 sơn hướng phong thủy nền nhà cung tho Thái âm ở cung mệnh nhin ban tam doan van menh 12 Hai sao đồng cung nguyen Tuoi Chuông gió cặp đôi thiên bình nhân mã vắng đường tình duyên bị đứt đoạn Chọn số điện thoai SAO THIÊN QUAN THIÊN PHÚC THIÊN Cân xương tính số angelina jolie và brad pitt giai bố trí tủ lạnh theo phong thủy người sinh ngày Đinh Mùi Mơ nhìn cách trang trí giường cưới đơn giản Chỗ con giáp càng về già càng may mắn điềm báo phong thủy cho tình yêu chia 2 Rằm tháng bảy Hội Đền Ba Xã Hà Nội game khí phách anh hùng hack chòm long Xem về hình xung hóa hợp của can chi P2 ước mơ của 12 cung hoàng đạo hao tài vận trình người tuổi Ngọ sợ cô đơn