Bốc bát hương cuối năm là điều mà nhiều gia đình vẫn thường làm mỗi khi năm hết Tết đến.
Chi tiết về quy trình bốc bát hương cuối năm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

– Năm hết Tết đến, nhà nhà tiến hành việc bốc bát hương nhằm mục đích thay đồng bộ, gộp hoặc tách bát hương...

1. Mục đích của việc bốc bát hương cuối năm

Cứ năm hết Tết đến, khá nhiều gia đình tiến hành bốc bát hương. Những lý do phổ biến bao gồm: thay đồng bộ bát hương, gộp hay tách bát hương theo nhu cầu của từng hộ gia đình.

Đồng thời, đây cũng là dịp con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh và cầu mong sự bình an cho năm mới.

Chi tiet ve quy trinh boc bat huong cuoi nam hinh anh
 
2. Chọn người bốc bát hương

Mọi người thường nghĩ rằng, những ai phải cao minh như các bậc thầy hoặc pháp sư mới có thể bốc bát hương. Nhưng trên thực tế, ai cũng có thể thực hiện hành động này. Nhưng tốt nhất là đích thân chủ nhân ngôi nhà bốc bát hương.

Lưu ý, khi bốc bát hương cần thành tâm, quần áo chỉnh tề và tay chân sạch sẽ.

3. Quy trình bốc bát hương

- Lau rửa bát hương sạch sẽ: Giã nhỏ gừng, cho rượu trắng vào, dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp rượu gừng này để lau bát hương, sau đó để khô tự nhiên.

- Chuẩn bị cốt: Cốt chính là tro bằng rơm nếp (hiện có bán sẵn tại các cửa hàng đồ thờ cúng, vàng mã). Bên cạnh đó, có thể cho thêm một trong các thất bảo của nhà Phật, ưu tiên đá quý, các loại ngọc như hổ phách, thạch anh, lưu ly... vì những vật phẩm này có trường khí cao.

Lưu ý: Không nên cho giấy trang kim, các loại hạt nhựa... bán sẵn ở các hàng mã. Tránh cho bùa chú, linh phù của đạo giáo, mật tông... vào bát hương, gây từ trường khí âm không tốt.
Chi tiet ve quy trinh boc bat huong cuoi nam hinh anh 2
 
- Sau khi rửa tay sạch sẽ, tiến hành bốc bát hương lần lượt. Thông thường có 3 bát hương, một thờ thần linh, hai thờ gia tiên và ba thờ bà cô ông mãnh.

Cách làm cụ thể: Bốc lần lượt từng nắm. Nếu muốn yên tâm hơn, bên Phật gia thường khuyên đếm theo số lần lượt là “sinh, lão, bệnh, tử”. Khi đến số “sinh” thì dừng lại khi gần đầy bát hương.

Không được dốc, đổ cho đầy bát hương mà phải bốc từng nắm cẩn thận. Trước và trong khi bốc bát hương, trong đầu luôn phải nghĩ là “Con... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (gia tiên, bà cô ông mãnh).
Điều dễ phạm phải khi đi đền chùa đầu năm
– Sau khi lễ chùa, đặt lộc, đồ lễ đã thắp hương lên bàn thờ tại gia là một trong những lỗi thường gặp.
Sau khi bốc xong các bát, để riêng từng vị trí, tránh bị nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, bạn có thể viết giấy dán bên ngoài. Nhưng sau khi đưa lên ban thờ thì phải bỏ tờ giấy đó đi ngay lập tức.

- Đặt bát hương lên ban thờ: Nhìn từ phía ngoài vào, đặt bát hương thờ thần linh ở giữa, bát thờ bà cô ông mãnh ở phía tay trái, bát thờ gia tiên bên tay phải.

- Sắm và khấn lễ: Bày hoa tươi, quả tươi và nước sạch lên ban thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu, thắp mỗi bát hương 3 nén nhang, nhưng lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Trong trường hợp có chân nhang cũ, bạn có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.

- Một vài lưu ý: Bát hương đã đặt lên trên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không nên xê dịch. Phía sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không nên bày vàng mã, rượu... ở vị trí này. Còn các đồ thờ dâng lên như hoa tươi, quả tươi, đồ mặn, đồ chay... cần để ở phía trước hoặc bên cạnh bát hương.

► Tra cứu Lịch vạn niên 2017 đã có tại Lichngaytot.com

Ngân Hà


Xem thêm video: Tục lệ thờ cúng tổ tiên của người Việt
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Bốc bát hương cuối năm bốc bát hương bát hương


hoa cái phòng bếp kiêm phòng ăn phật giáo Tuổi hợi xăm Khuôn mặt ngày không phòng tướng mũi giàu Курскакброситьпить xem so dien xung mệnh vợ chồng Tuần Triệt bộ vị thiên trung Xếp tướng đàn ông sát vợ Xem boi bai sao hoÃƒÆ khoa bắt ất hợi hợp với tuổi nào Sao Đường phù cờ Chọn nghề theo bát tự Luận về sao Thiên Cơ hữu bật mắt bớt tẠmá nơi cau lý sao vũ khúc tại mệnh huong tiên treo guong dau giuong Hội Bạch Hạc C Máy chi tiếng Anh trực Thực Hóa Trùng Triệt phật dạy truyền thống cung Ngọ