Chùa Cổ Lễ lưu giữ nhiều di vật văn hóa quý hiếm như: Tượng đức Phật Thích Ca, chuông đồng thời Tây Sơn, lá cờ thần hai mặt ghi...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đi từ thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan xuôi theo quốc lộ 21 khoảng 16 km về phía đông nam, tới thị trấn Cổ Lễ, qua nhịp cầu nhỏ rẽ trái chúng ta sẽ tận mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa nguy nga, tráng lệ với tòa Bảo tháp trầm mặc vươn lên nền trời xanh cao lồng lộng, đó là Chùa Cổ Lễ.

Chùa Cổ Lễ có tên chữ là “Quang Thần tự” thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, một di tích lịch sử – văn hoá, thắng cảnh nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Chùa dựng trên một nền đất vuông, có sông nhỏ và hồ bao quanh. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, người đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.

Lịch Sử Chùa Cổ Lễ

Chùa do Quốc sư Minh Không xây dựng từ thế kỷ XII thời Lý. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử và thời gian, dấu tích cổ xưa bị phai mờ hoang phế. Đến cuối thế kỷ XIX, cảnh chùa chỉ còn lại một am nhỏ với nhiều di tích đổ nát.

Năm 1902, Hòa thượng Phạm Quang Tuyên đến trụ trì tại chùa. Ông là một Thiền sư có đạo đức cao cả, một trí thức uyên bác, có biệt tài kiến trúc chùa tháp. Ông đã dốc tâm huyết kêu gọi các tín đồ, thập phương bỏ công, của để xây dựng lại ngôi chùa. Trong khoảng thời gian sau đó, Hòa thượng Phạm Quang Tuyên đã kiến tạo lại toàn bộ công trình chùa thành những nhóm kiến trúc có giá trị nghệ thuật riêng biệt nhưng vẫn hòa nhập với tổng thể cảnh quan, mang phong cách “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp phương Tây”.

Nhà sư Phạm Quang Tuyên chủ trì công việc xây dựng chùa, quả là một công trình sư uyên bác. Ông không cần một bản vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân dân để xây dựng chùa.

Tiếp bước Hòa thượng Phạm Quang Tuyên, Hòa thượng Phạm Thế Long và các thế hệ sư trụ trì kế cận đã hoàn thiện thêm những công trình nhỏ, tạo thêm sự nguy nga cho ngôi chùa.

Kiến Trúc Chùa Cổ Lễ

Chùa có nhiều nét khác với chùa cổ Việt Nam bởi sự kết hợp khéo léo các yếu tố kiến trúc cổ truyền với kiến trúc Gôtích của Gia tô giáo. Chùa cổ Việt Nam thường thấp và trải rộng về bề ngang với bộ khung gỗ lim vững chắc. Nhưng chùa Cổ Lễ không những rộng mà còn rất cao. Kiến trúc mái vòm để chịu lực được xử lý rất hợp lý. Nếu nhìn từ xa ta có cảm giác như một nhà thờ nhưng nhìn kỹ thì lại là một ngôi chùa bởi đôi rồng chầu rất lớn ở phía trước và các họa tiết trang trí khác.

Chùa Cổ Lễ là một chỉnh thể gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau, trải rộng theo hướng đông – tây, trên một diện tích gần 10 mẫu Bắc Bộ xếp từ ngoài vào trong: Cổng chùa, tháp cửu phẩm liên hoa, cầu cuốn, tam quan, nhà hội quán, đền Thánh, đền Mẫu, hai cầu núi, chùa chính, nhà tổ, nhà khách, phòng tăng, pháp đường, tòa kim chung bảo các, vườn tháp… Trong đó, công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao là tháp cửu phẩm liên hoa…

Chùa Cổ Lễ
Tháp Cửu Phẩm Hoa Liên – Chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ hiện lưu giữ được nhiều di vật văn hóa quý hiếm như:

  • Tượng đức Phật Thích Ca, cao 4,20m ngự trên tòa sen trong tư thế nhập Thiền, phía sau có vầng hào quang tỏa sáng thiêng liêng;
  • Một chuông đồng thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh 7 (1799);
  • Một chuông đồng nặng hơn 9 tấn đúc năm 1936;
  • Một trống đồng trơn tương truyền từ thời Lý; một lá cờ thần hai mặt ghi: “Nam thiên Thánh tổ” và “Lý triều Quốc sư”;
  • Bốn thuyền trải dùng để thi bơi trong lễ hội truyền thống.

Chùa Cổ Lễ còn là một di tích cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhiều nhà sư đã tạm biệt cửa thiền ra trận. Đặc biệt, ngày 27- 2- 1947, tại ngôi chùa linh thiêng, dưới sự chủ trì của Hòa thượng Phạm Thế Long, Tỉnh hội Phật giáo Nam Định cùng chính quyền và tín đồ trong vùng đã tổ chức mít tinh làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư cởi áo cà sa lên đường tòng quân giết giặc, bảo vệ tổ quốc.

Lễ hội Chùa Cổ Lễ diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch hàng năm. Đó là ngày hội tưởng niệm Đức Thánh tổ hóa thân (14/9), một ngày đã đi vào tiềm thức nhân dân trong vùng:

“Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mười tư tháng Chín thì về hội Ông”.

Chùa Cổ Lễ đã trở thành điểm du ngoạn hấp dẫn của khách thập phương trong và ngoài nước. Về thăm chùa, du khách không những được tận mắt chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, ôn lại công tích, tưởng nhớ tới Quốc sư – Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không mà còn có dịp để lễ Phật, tắm mình trong cõi tâm linh hướng tới “chân – thiện – mỹ”.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Trần Việt Sơn cung mệnh bồ xem ngày làm nhà theo tuổi năm 2014 mơ thấy bóng đá xem tử vi Điểm danh top 4 con giáp may mắn sao thiên lương tại mệnh Hướng đặt bàn thờ thần tài cho cách hóa giải cửa nhà vệ sinh đối vu khuc Sao thai am Mơ thấy mình bị tai nạn TẢ PHỤ thoi quen đọc truyện vũ hội hóa trang Cung mệnh cung Nô Bộc tu vi Bói đường chỉ tay người trải qua bái phong thủy nhà Phu xem tử vi Những tháng tốt và kỵ trong Tuổi kỷ Tỵ xem tử vi Hướng dẫn xem tuổi kết hôn đau tướng tay vất vả Dùng dat ten con chim Ánh Sáng áo hình xăm hợp mệnh kim lỗi phong thủy Bùa yêu thị phi mơ thấy ăn quả Facebook lưỡng tết đoan ngọ Nguồn gốc cách luận giải lá số tứ trụ Khổng kiểu tóc hợp với khuôn mặt của tu vi Cách kê giường hợp phong thủy để Liêm trinh Ä Ãªm điềm báo giật môi tu vi Xem tử vi tây phương trọn đời cung phong thủy về nữ giới mơ thấy sư tử cắn