Chùa Diêu Viên được hình thành từ thời vua Tự Đức, tọa lạc trên một ngọn đồi, cách thành phố Huế khoảng 5km tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, Huế
Chùa Diệu Viên - Huế

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Diệu Viên tọa lạc trên một ngọn đồi, cách thành phố Huế khoảng 5km tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành khá lâu đời và là ngôi chùa sư nữ nổi tiếng vào bậc nhất của đất Thần kinh.

Khi nghe đến những ngôi chùa có tên mang âm đầu là “Diệu” như: Diệu Đức, Diệu Nghiêm, Diệu Viên đây đều là những chùa dành cho các sư nữ. Chùa Diệu Viên là ngôi chùa sư nữ đầu tiên tại Huế.

Lịch Sử: Ban đầu, chùa chỉ là nơi thờ tự của một vị quan lớn triều Vua Tự Đức. Đến cuối đời Vua Khải Định, chùa được chuyển nhượng cho cụ bà Ưng Dinh (Ưng Dinh là tên chồng, do người Huế xưa có phong tục gọi tên người phụ nữ đã có chồng theo tên người chồng), nhũ danh là Hồ Thị Thế Anh trông coi trụ trì và từ đó chùa chỉ nhận các sư nữ. Sau này cụ bà Ưng Dinh, cùng bà Nguyễn Thị Khương và một số phật tử đã mời Sư bà Thích Nữ Hướng Đạo khai sơn năm 1924.

Kiến Trúc: Điều độc đáo khi đến với ngôi chùa này chính là cổng tam quan. Cổng tam quan Thanh Trúc động Quán Thế Âm của chùa Diệu Viên được xây dựng theo lối cổng – động rất đặc trưng. Phía dưới chỉ một vòm cổng dẫn sâu hút vào chùa bằng một lối đi, phía trên là động Quán Âm, chất liệu gạch và vôi vữa nhưng bên ngoài dán đá để tạo ra một loại cổng hình hang động rất ấn tượng. Cổng tam quan này gồm ba tầng tạo hình như một chiếc cổng tạc từ sườn núi, tầng trên là bức tượng Thế Tôn ngồi kiết già nhập định, tầng thứ hai thiết kế bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm rảy nước cành dương với hai câu đối đáp nổi ở hai bên như được khắc vào đá.

Đến thăm chùa đi qua chiếc cổng vòm, như đi vào cung điện vua, trên cổng thờ Đức Quan thế âm Bồ tát để khi đi vào chùa, tất cả các phật tử đều thấy như trên đầu mình có được một vị phật đứng độ trì, giúp tinh thần thoải mái.

Khuôn viên chùa khá rộng có những hàng đá núi viền quanh một cách tự nhiên tăng thêm vẻ cổ kính của ngôi cổ tự. Cuối năm 1926, vua Bảo Đại đã sắc phong chùa là Sắc tứ Diệu Viên Sư nữ Tự. Chùa được trùng tu, mở rộng vào các năm 1929 và 1953 và lần gần đây nhất là lần thứ tư, khánh thành vào ngày 23/3/2001, chùa Diệu Viên đã trở thành ngôi tự viện khang trang, thanh tịnh.

ban thờ
Ban thờ trong chùa

Ngoài những giá trị nghệ thuật rất có ý nghĩa để lại khi du khách bước chân vào chùa, lòng trở nên thư thái, nhẹ nhàng và thanh tịnh. Chùa Diệu Viên còn mở rộng các hoạt động từ thiện xã hội như: chùa có một viện dưỡng lão, một trường mẫu giáo, phòng châm cứu, các lớp học văn hóa, học ngoại ngữ, tin học miễn phí cho học sinh nghèo… đã hoạt động có hiệu quả, đem lại niềm an lạc cho biết nhiều người dân của địa phương và các vùng lân cận.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cắm ví tiền ca đám cưới tướng răng cửa Sao Tá dia cửa gầm cầu thang Từ Cửa Hàng Giải mã giấc mơ thấy xe ôtô bàn tay chữ nhất nói lên điều gì Dời lộc tồn xem ngay tot don gi o bán đất khu dân cư đông thủ thiêm Tượng Học kết cấu móng nhà ở Đo mức độ toan tính của 12 con giáp lên xe hoa Xem bói chòm sao chịu thiệt thòi trong Pháp vận quý nhân Sao triệt chợ bán bùa ngải pha buôn xem la so tài vận tốt Rút chân hương ong Đức Sao Triệt Không cách xem tuổi làm nhà 2013 gà thời vận chú ý khi mua đồ gia dụng Ma Tết Trùng Thập sao tủ vi 2 nên để chổi quét nhà ở đâu đại tướng cô đơn đến chết so xuat ngoai đền võ Nháy mắt sân người tuổi dần hợp với tuổi nào kết hôn sao thiên Cơ thiên can giải thần cũng động thổ Sủa chũa nhà Phật độ mệnh nghiệp lành Hải tết cổ truyền Tuong Ho