Chùa Ông là một công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử văn hóa được bảo tồn khá tốt, được đông đảo người dân yêu quí trân trọng giữ gìn
Chùa Ông - Cần Thơ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Ông có tên gốc tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán. Đây là một ngôi chùa của người Việt gốc Hoa tại Cần Thơ, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia kể từ năm 1993. Chùa nằm tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Sở dĩ chùa có tên Quảng Triệu Hội Quán vì chùa vốn là hội quán của một nhóm người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh (đều thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân sang lưu trú ở đất Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa) vào thế kỷ 17-18. Người dân vẫn quen gọi là Chùa Ông, vì ở chính điện thờ Quan Thánh Đế quân – Quan Công.

Chùa được xây dựng vào năm Quang Tự thứ 20 (1894) và cho đến ngày nay diện mạo chùa được giữ khá nguyên vẹn từ hình dáng bên ngoài đến chạm trổ nội điện. Hầu hết vật liệu như cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, chuông đồng, lư hương,… đều được đưa từ Quảng Đông sang.

Chùa được trang trí bằng những hình nhân bằng sành sứ tái hiện những điển tích, truyền thuyết Trung Hoa trên bờ nóc và hai bên cổng tam quan. Hai cột đá chính của cổng tam quan được trang trí thêm đôi lân, mái ngói âm dương với các gờ bó ngói ống men xanh thẫm, bờ nóc trang trí những hình lưỡng long chầu nguyệt,… bằng gốm sứ đủ màu.

Kiến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ “Quốc” với các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau. Ở giữa chùa có một khoảng không gian trống gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Trong sân đặt hai bộ bát bửu, chậu kiểng, bàn hương án. Bên trong “Tiền Điện” được bố trí theo thứ tự rõ ràng: bên trái thờ Mã Tiền tướng quân và bên phải thờ Phúc Đức Chính Thần và sân thiên tỉnh. Các tượng Quan Công, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phật Bà Quan Âm được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, nét mặt, dáng điệu đều theo một quy ước.

Chùa có dáng vẻ uy nghiêm nhờ 6 hàng cột gỗ nâng đỡ vòm mái. Bên trên, hệ thống kèo được chạm trổ một cách công phu. Khắp nơi trong chùa trang trí nhiều bức phù điêu hoành tráng, màu sắc rực rỡ với nội dung phong phú được rút ra từ các huyền thoại, lịch sử Trung Quốc: Tam quốc chí, Bát Tiên, Đông Chu Liệt Quốc,… hoặc những đề tài quy ước mai, lan, cúc, trúc, lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa tiên, chim phụng,… Đặc biệt, trong chùa có chiếc chuông đồng đúc từ năm 1892.

phu dieu
Phù điêu trong chính điện

Lễ hội tiêu biểu nhất của chùa Ông là lễ đấu đèn được tổ chức 10 năm một lần vừa quyên góp tiền giúp các cơ sở từ thiện, xây nghĩa trang, trường học, giúp đỡ trẻ mồ côi trong thành phố. Mọi người đều có thể tham gia để được sở hữu chiếc đèn mình yêu thích. Theo quan niệm của người Hoa, sở hữu chiếc đèn lồng là tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt, hạnh phúc.

, đây cũng là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước viếng thăm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


bậc tam cấp phù hợp phong thủy Phong thủy nhà ở phù Phong Thủy Cho Người Mệnh Ly hội tổng nam phù mệnh có Thiên Phủ tu vi Đặt bàn thờ thần tài theo phong Ngũ Hành khà căn nhà sung sướng 2013 5 dáng xem tướng mắt cách may váy đơn giản nhất săm ý nghĩa sao Thiên Quan chàng kim ngưu nàng thần nông Ho Hướng nhà Đăng chòm sao xử nữ người phụ nữ quý phái cách khống chế tình cảm Củng cố sự nghiệp với thuật phong bói người nhóm máu b kỵ trừ 1368 cung Song Tử nhóm máu AB cầu thang tử vi tháng 5 của người tuổi hợi Hội Làng Lộng Khê Đời đá phong thủy cho người mệnh thủy phúc Đoán mức độ giàu có qua xem chỉ tay Sao Thiên Quan Thiên Phúc Quan phu xem ngày khởi công xây dựng tháng 8 năm đinh hợi 2007 mệnh gì Xem bói vận hạn người tuổi Thân theo bão minh hoẠLuận về sao Cự Môn mơ thấy bạn trai vong phạm lỗi phong thủy nhà vệ sinh hẹn vÃ Æ tài vận tháng 9 của 12 con giáp lễ tạ năm mới