Chùa Ông còn được gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán đây là ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc độc đáo về văn hóa của Việt Nam
Chùa Ông - Thành Phố Hồ Chí Minh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Ông còn được gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán đây là ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc độc đáo về văn hóa. Chùa tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng theo khẳng định của nhiều người thì sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần. Ngày 7 tháng 11 năm 1993, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận ngôi miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Trong miếu, vị thần được thờ chính là Quan Công (tức Quan Vũ, 162? – 219), một nhân vật thời Tam Quốc. Đối với người Hoa, ông là người tài đức vẹn toàn[2]. Vì vậy, miếu có tên là miếu Quan Đế. Và vì đây cũng là nơi hội họp của người Triều Châu, nên còn gọi là Nghĩa An Hội Quán (Nghĩa An là tên một vùng đất ở Quảng Đông thuộc Trung Quốc, nơi đa số người Triều Châu sinh sống). Tuy nhiên, ngôi thờ này thường được gọi là chùa Ông theo thói quen của nhiều người.

Theo sử sách ghi chép lại, thì miếu Quan Đế do người Hoa gốc Triều Châu xây dựng trước thế kỷ 19, nhưng đến năm 1819-1820 mới xây cất kiên cố cho đến ngày nay. Hiện ở trong miếu có một thạch bia chữ lớn nêu rõ bà Đỗ Thị (phu nhơn Tả quân Lê Văn Duyệt) cúng hai trăm quan tiền vào năm 1819, và một chiếc lư hương bằng đồng làm vào năm Đạo Quang thứ 5 (1825). Từ khi xây dựng kiên cố cho đến nay, miếu đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1866, 1901, 1969, 1984 và gần đây nhất là năm 2010.

Miếu Quan Đế (Nghĩa An Hội Quán) có kiến trúc tổng thể hình chữ khẩu (囗) hay chữ quốc (国) với các dãy nhà khép kính vuông góc. Ngôi chùa mang màu sắc Trung Hoa cổ kính, có lịch sử trên 200 năm. Kiến trúc và trang trí ở chùa thể hiện rõ nét phong cách Trung Hoa qua thiết kế, qua các tượng, phù điêu bằng gốm trên mái ngói hay các bông hoa chạm ngược, tượng kỳ lân, diềm gỗ… trên bộ vì kèo sơn màu đỏ thắm…

Chính điện có gian thờ Quan Thánh, tượng cao 300 cm, mặc áo gấm xanh, ngồi trên ngai, đặt trong khám thờ chạm viền nhiều lớp tùng – hạc, mai – điểu, mẫu đơn – trĩ, Bát tiên giao chiến thủy quái… Đứng hầu hai bên trước bệ thờ là tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 200 cm, đặt trong tủ kính.

kien trúc
Kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa

Hàng năm lễ cúng Quan Đế được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 (âm lịch) và rằm tháng Giêng (lớn nhất). Ngoài ra, còn các lễ cúng Bà Thiên Hậu, Phúc Đức chính thần, v.v… Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu ở vùng Sài Gòn, mà còn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Tỵ tướng đàn ông có tài Sao Thái âm giấc mơ liên quan đến bệnh tật treo gương phong thủy 2023 người đàn ông 1975 ất mão nhà bếp o ngày thập ác đại bại cục mệnh tử vi của Leo dễ Ong đốt Màu sắc NGÀY TẾT ngày dương công Ất Sửu Giác mơ quan giải hạn tướng người gian ác giường ngủ Chỗ Hướng bếp biện xem tu xem ngay Sao Phi Liêm xem tướng lông mày phụ nữ hằng bình gốm tài lộc phong thủy cho hôn nhân tử vi tình cảm tháng 8 các hình dáng mũi bán đoản kiếm khí Người mệnh càn kiêng kị ngày tết nước đũa đời khí thiên địa tự nhiên ngày bạch hổ hắc đạo phu Sao thiên thương 7 chòm sao đào hoa nhất GƯƠNG BÁT QUÁI trâu phong thủy có tác dụng gì Lễ Vu Lan mơ đang bay sao lộc tồn