Chùa Sóc Thiên Vương thường được gọi là chùa Non Nước, tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, ở độ cao 110m so với chân núi.
Chùa Sóc Thiên Vương - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Sóc Thiên Vương thường được gọi là chùa Non Nước, tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, ở độ cao 110m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy núi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh và những xóm làng trù phú. Chùa đã được xác lập kỷ lục: Ngôi chùa có số cột gỗ lim trong chính điện nhiều nhất. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa nằm trong khu di tích đền Sóc. Tục truyền, sau khi dẹp giặc Ân, trên đường về núi Sóc, Thánh Gióng đã dừng chân tại đây và xuống tắm ở hồ Tây. Khi lên đường, Thánh Gióng để quên cái roi sắt bị gãy trong chiến trận. Nhân đó, người dân lập đền thờ.

Ngôi chùa được lập từ lâu. Tài liệu của chùa cho biết, theo sách Thiền Uyển Tập Anh và sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị Thiền sư trụ trì chùa là Ngô Chân Lưu (933 – 1011) thuộc Thiền phái Vô Ngôn Thông đời thứ 4. Năm 971, Ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại Sư. Đến cuối đời Lý, chùa có hai vị cao tăng trụ trì là Thiền sư Trường Nguyên (1110 – 1165) và Thiền sư Nguyện Học (? – 1181) thuộc Thiền phái Vô Ngôn Thông đời thứ 10.

Chùa nay đã bị hư hỏng. Năm 2000, Đại đức Thích Thanh Quyết đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa và cho đúc pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất nước ta lúc bấy giờ.

Bảo tượng được nghệ nhân Vũ Duy Thuấn thực hiện tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tượng được thực hiện trong vòng 18 tháng với trọng lượng 20 tấn đồng đỏ đúc liền khối, đài sen cũng bằng đồng đúc liền khối với trọng lượng 10 tấn. Tượng có chiều cao 5,3m; đài sen cao 1,35m; bệ đá cao 1,75m. Nếu tính cả bệ đá thì Đại tượng có chiều cao 8,4m.

Chùa được xây dựng lại trên sườn núi Non, phía Nam núi Nhà Bia. Tòa chánh điện có diện tích 260m2, cao 14m. Đại đức Thích Thanh Quyết cho biết 30 tấn đồng đúc tượng được mua từ nước Singapore, 600m3 gỗ lim mua ở nước Lào, 30m3 đá xanh mua ở Thanh Hóa, dùng kiến thiết ngôi chùa di tích là đất địa linh và là chốn Tổ đình xa xưa (trích thông tin từ Tạp chí Thế giới Phụ nữ số 37, ngày 14 – 10 – 2002).

Chùa Sóc Thiên Vương
Tượng phật thích ca bằng đồng lớn nhất thời bấy giờ

Đặc biệt, trong chính điện các cây cột chính đều bằng gỗ lim, có đến 80 cột lim có chiều dài khoảng 13m, với đường kính mỗi cây khoảng 35cm. Số gỗ lim này tương đương với 600m3 gỗ. Đây là ngôi chùa có số cột gỗ lim trong chính điện nhiều nhất.

Chùa Sóc Thiên Vương và khu di tích Đền Gióng là địa điểm du lịch, lễ phật nổi tiếng trong cả nước. Năm 2004 cũng tại nơi địa linh khí tú này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng cử hành đại lễ khởi công xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam, trung tâm đào tạo tăng tài cho đất nước.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


chiêm tinh Phong hội phủ giầy tướng cách Hội Nghinh Ông cung hoàng đạo Sư Tử Ki 史克威尔艾尼克斯 ân quang phúc cánh sao quan phù dat ten cho phi hoà tu vi Xem hướng phòng ngủ tuổi Nhâm Thìn giường ngủ hợp phong thủy để có cơ lên quan the am trung Bể nap nói xe cắt duyên âm đi du lịch cô tô Sao thiên hình le tên thien Đặt tên cho con trai bảo bình thích con gái như thế nào thạch lựu mộc phong thủy đại kỵ kieng Xem bói đoán tình yêu qua chữ cái đầu Xem boi tinh cưa gái bố cục phong thủy 2014 văn khấn ngày mồng một tết chư Phật cung song tử và bảo bình tương lai vượng hướng Dụng Thần lam sach xua luÃƒÆ hỏa tinh linh tinh Cung Kim Ngưu Cấu tạo của đá cẩm thạch tên con gái Sao sao Phục binh đỡ đẻ ghen nếp nhăn trên trán mơ thấy bóng rổ bói bài tarot Khẩu