Chùa Sóc Thiên Vương thường được gọi là chùa Non Nước, tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, ở độ cao 110m so với chân núi.
Chùa Sóc Thiên Vương - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Sóc Thiên Vương thường được gọi là chùa Non Nước, tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, ở độ cao 110m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy núi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh và những xóm làng trù phú. Chùa đã được xác lập kỷ lục: Ngôi chùa có số cột gỗ lim trong chính điện nhiều nhất. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa nằm trong khu di tích đền Sóc. Tục truyền, sau khi dẹp giặc Ân, trên đường về núi Sóc, Thánh Gióng đã dừng chân tại đây và xuống tắm ở hồ Tây. Khi lên đường, Thánh Gióng để quên cái roi sắt bị gãy trong chiến trận. Nhân đó, người dân lập đền thờ.

Ngôi chùa được lập từ lâu. Tài liệu của chùa cho biết, theo sách Thiền Uyển Tập Anh và sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị Thiền sư trụ trì chùa là Ngô Chân Lưu (933 – 1011) thuộc Thiền phái Vô Ngôn Thông đời thứ 4. Năm 971, Ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại Sư. Đến cuối đời Lý, chùa có hai vị cao tăng trụ trì là Thiền sư Trường Nguyên (1110 – 1165) và Thiền sư Nguyện Học (? – 1181) thuộc Thiền phái Vô Ngôn Thông đời thứ 10.

Chùa nay đã bị hư hỏng. Năm 2000, Đại đức Thích Thanh Quyết đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa và cho đúc pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất nước ta lúc bấy giờ.

Bảo tượng được nghệ nhân Vũ Duy Thuấn thực hiện tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tượng được thực hiện trong vòng 18 tháng với trọng lượng 20 tấn đồng đỏ đúc liền khối, đài sen cũng bằng đồng đúc liền khối với trọng lượng 10 tấn. Tượng có chiều cao 5,3m; đài sen cao 1,35m; bệ đá cao 1,75m. Nếu tính cả bệ đá thì Đại tượng có chiều cao 8,4m.

Chùa được xây dựng lại trên sườn núi Non, phía Nam núi Nhà Bia. Tòa chánh điện có diện tích 260m2, cao 14m. Đại đức Thích Thanh Quyết cho biết 30 tấn đồng đúc tượng được mua từ nước Singapore, 600m3 gỗ lim mua ở nước Lào, 30m3 đá xanh mua ở Thanh Hóa, dùng kiến thiết ngôi chùa di tích là đất địa linh và là chốn Tổ đình xa xưa (trích thông tin từ Tạp chí Thế giới Phụ nữ số 37, ngày 14 – 10 – 2002).

Chùa Sóc Thiên Vương
Tượng phật thích ca bằng đồng lớn nhất thời bấy giờ

Đặc biệt, trong chính điện các cây cột chính đều bằng gỗ lim, có đến 80 cột lim có chiều dài khoảng 13m, với đường kính mỗi cây khoảng 35cm. Số gỗ lim này tương đương với 600m3 gỗ. Đây là ngôi chùa có số cột gỗ lim trong chính điện nhiều nhất.

Chùa Sóc Thiên Vương và khu di tích Đền Gióng là địa điểm du lịch, lễ phật nổi tiếng trong cả nước. Năm 2004 cũng tại nơi địa linh khí tú này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng cử hành đại lễ khởi công xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam, trung tâm đào tạo tăng tài cho đất nước.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tăng duyên vận giờ kim xà thiết tỏa bài giảng vẽ quy ước bánh răng tuổi thọ báo mộng Lời Sao lộc tồn hình xăm chữ khuyết hỏa trung đình cách đóng đinh tán treo tranh phong thủy nguồn táo Kình tướng mệnh bếp lửa đinh mao âm lịch phú đại lâm mộc tuổi Tị nam tuổi dê hợp với tuổi nào Xem tử vi hôn nhân Quả xem tử vi những con giáp có thể làm nên bồ ca Sao MÃƒÆ đầu thai hơi nếp nhăn trên mặt Phan Tử Ngư em nuôi cá bố trí đồ điện hợp phong thủy chọn mua giường ngủ Trùng nốt ruồi ở tay Chan sao hóa kỵ cây cảnh không cần ánh sáng chung cư mua nhÃ Æ Vận mệnh của người sinh tháng 7 âm nam 1988 Đường thái dương Lễ hội đua voi hùng thiêng Tây Nguyên ô cơ sở khí tượng học SAO HOA CÁI TRONG TỬ VI phản áp các lễ hội ngày 17 tháng 12 âm lịch tướng quý sao đẩu quân cách tính mệnh xem tu Lục Thập hoa giáp của Mậu Tý