Chùa Tản Viên có tên hiệu đầy đủ là "Tản Viên Sơn Quốc Tự", Đây là một ngôi chùa cổ có từ ngàn xưa. Chùa Tản Viên Sơn tọa lạc trên núi Ba Vì - Hà Nội
Chùa Tản Viên - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Tản Viên có tên hiệu đầy đủ là “Tản Viên Sơn Quốc Tự“, Đây là một ngôi chùa cổ có từ ngàn xưa. Chùa Tản Viên Sơn tọa lạc trên một vị thế rất đẹp trên núi Ba Vì – Hà Nội gồm nhiều các công trình kiến trúc với các chức năng khác nhau tạo thành một chỉnh thể Phật giáo khá hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu hành lễ của nhân dân khi tìm về cõi tĩnh tại, phật pháp.

Lịch Sử: Trước kia chùa chỉ là một am nhỏ được nhân dân dựng lên để thờ Phật. Dưới thời nhà Lý, ngôi chùa đã được nâng cấp cùng với quần thể di tích Đền Trung, Nhưng sang thời Hậu Lê, ngôi chùa đã xuống cấp và trở thành một phế tích, qua thời nhà Nguyễn cuối thế kỷ 17, ngôi chùa lại được nhân dân chuyển về khu đất mới trước cửa đền Trung. Tới năm 1997, được sự đồng ý của các cấp chính quyền địa phương, phật tử Vương Thị Nhật đã phát tâm kêu gọi công đức để tu sửa lại.

Ngày 2 tháng 6 năm Mậu tý, tức ngày 4 tháng 7 năm 2008 nhà chùa và nhân dân đã làm lễ khởi công – động thổ chuyển ngôi chùa mới trước cửa Đền Trung về vị trí cũ như hiện nay.

Kiến Trúc: Chùa Tản Viên Sơn có kiến trúc theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”; có Tả Vu, Hữu Vu, Tiền Phật, Hậu Tổ, cuối Tăng Đường… và khu Nội Viện, vừa đáp ứng nhu cầu tu học, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, chắc chắn ngôi chùa sẽ trở thành một “Đại Danh Thắng” không chỉ ở trong nước mà còn mang tầm cỡ Quốc Tế trong tương lai.

Ngôi Đại Hùng Bảo Điện có diện tích 500m2, được xây dựng theo lối kiến trúc “Cổ – Kim kết hợp” chùa được xây cao, thoáng đãng. Bên trong chùa được bày trí 3 pho tượng lớn. Ngự chính điện là Tôn tượng Đức Phật Thích Ca cao 7,88m, đây là Tôn tượng bằng gỗ mít lớn nhất đông nam á hiện nay. Bên tả chính điện là Tôn tượng Bồ Tát Phổ Hiền. Bên hữu chính điện là Tôn tượng Bồ Tát Văn Thù. Cả hai pho tượng này đều được tạc bằng gỗ mít và có chiều cao 3,5m. Hai bên tả và hữu phía trước chùa là Tháp Chuông và Tháp Trống. Lối bài trí, thờ tự như vậy càng làm tôn thêm vẻ uy nghiêm, tráng lệ của ngôi chùa.

Phía trước chính điện là Động Quan Âm thiên tạo. Tương truyền nơi đây chính là nơi mà Bồ Tát Quan Âm đã tu hành và truyền đạo cho Tam vị tối linh thần Tản Viên Sơn Thánh. Phía sau chính điện là hòn non bộ với hình Thần Kim Quy hai đầu bái Phật cầu kinh, một công trình rất đáng để thưởng lãm. Phía sau hòn non bộ là nhà thờ Tổ, Tịnh thất, Trai đường, Nhà trù, Vườn Lâm tỳ ni, Tuyết sơn khổ hạnh lâm, Vườn lộc uyển, Rừng Sa la Song Thọ … tổng diện tích khoảng 1000m2.

Chùa Tản Viên
Kiến trúc trạm trổ trong chùa rất tinh tế

Với tổng diện tích quy hoạch khoảng trên 20.000m2 phần kinh phí để kiến thiết, xây dựng là rất lớn, chùa Tản Viên sẽ sớm trở thành một “Đại Tùng Lâm Tu Viện” trong nay mai; là nơi phục vụ tín ngưỡng, nghiên cứu, học tập, tu hành chính pháp cho các tín đồ Phật tử và nhân dân…!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cuối năm 2015 Xem tướng mặt Chon GiÃƒÆ bếp đối diện cửa chính sao thiên riêu tại mệnh cô nàng Song Ngư tết trung thu tinh yeu đảo Phục Sinh LUẬN Tào điều kiêng kị trong tiết Thanh Minh Vận may của 12 con giáp tháng 7 mơ thấy bếp lửa danh con gi Sao Tả Phù Cháť thành đạt Sao thiên hỷ Giáp quỹ giờ sinh phú quý cho người tuổi Tỵ Ngon người tuổi Tỵ TửVi giao Tiền xu phong thủy Xem mang Bính Dần xem tuong cách đặt bàn học hợp phong thủy những việc cần làm khi dọn nhà Phú Vó tướng gò má thấp tháng sinh con 济南 Lộc âm е Thầy Bói chọn điện thoại di động theo con giáp 12 cung hoang dao phong thuy Sao Thiên hình Chet ngày tủ tuổi Thìn nhóm máu AB Trá bảo tết trùng cửu Thin tẠphu các ngày lễ tết của người khmer Cầu mơ thấy bị mất xe máy đánh con gì coi bói 6 le ngón giữa cung Tài lộc giường Hà Uyên