Chùa Thiên Trù thuộc quần thể di tích chùa Hương, còn có tên gọi là chùa Trò, chùa Ngoài, thiên văn địa lý khu vực chùa, thấy ứng với chòm sao Thiên Trù
Chùa Thiên Trù - Hương Sơn - Quần thể chùa Hương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Thiên Trù thuộc quần thể di tích chùa Hương, còn có tên gọi là chùa Trò, chùa Ngoài. Theo truyền thuyết, xưa có lần vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây, đã đóng quân nghỉ tại thung lũng có chùa này và cho quân lính thổi cơm ăn. Ngẫu nhiên nhà vua quan tâm đến thiên văn địa lý khu vực chùa, thấy ứng với địa phận trên trời nằm vào chòm sao Thiên Trù (Bếp Trời), một sao chủ trong Tử vi nấu nướng về sự ăn uống, nhân đấy nhà vua đặt tên cho chùa là chùa Thiên Trù, còn thung lũng là thung lũng Phụ Mã.

Sau sự kiện này, có 3 vị thiền sư tới đây đựng lều cỏ cạnh chùa, hàng ngày tu thiền nhập đinh. Các vị thiền sư này lại đặt tên chùa Thiên Trù là “Thiên Trù Tự”.

Năm 1686, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Chính Hòa thứ VII, thiền sư Trần Đạo, hiệu Viên Quang Chân Nhân, đã trùng tu lại Thiên Trù, tụ tập các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ Kinh, Luật, Luận của đạo Phật và họ tu hành Phật Pháp tại đây. Chính vì vậy, chùa được xây dựng với quy mô rộng lớn, lúc đó có tới trên trăm nóc nhà, với những công trình kiến trúc quy mô tinh xảo.

Như vậy, Thiên Trù coi như là một thiền viện, được ngài Viên Quang Chân Nhân lập thành tông môn Thiên Trù, Cũng trong thời gian này, ngài Viên Quang Chân Nhân phát hiện ra động Hương Tích trên núi cao. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa đã bị tàn phá. Những di tích còn lại của Thiên Trù xưa đến nay chỉ còn lại một vườn tháp, trong đó đáng chú ý nhất là tháp Thiên Thuỷ và Viên Công bảo tháp, đó là hai công trình nghệ thuật đất nung của thế kỷ thứ XVII.

Chùa Thiên Trù - quần thể di tích Chùa Hương1 of 7

Sau năm 1954 cho tới nay, chùa Thiên Trù được xây dựng và trùng tu nhiều lần. Đáng chú ý là vào đầu năm 1992, trong khuôn viên chùa Thiên Trù, Điện Hương Thuỷ và điện thờ Mầu Liễu Hạnh được khánh thành.

Đầu năm 1993, tại khu Thiên Trù, nhà Tổ đường và nhà Bảo điện sau chùa Thiên Trù cũng được khánh thành.

Cũng trong năm 1993, Động Vân Thuỷ Thiền Thiên (nằm ở phía trên Thiên Thuỷ tháp) cũng được khai mở và khánh thành, ở đây thờ phụng các Thánh Thượng Ngàn (Thượng Ngàn Chúa Tể).

Năm 1994, cổng Nam Thiên Môn khánh thành; năm 1995 Quan Âm Các hoàn thành, năm 2004 khánh thành Bảo tháp Chân tịnh (dưới chân gác chuông chùa Thiên Trù). Những công trình trên là những khối kiến trúc làm tăng vẻ đẹp thanh huyền tịch tĩnh không gian Thiên Trù và chùa Thiên Trù.

Thiên Trù ngày nay có khuôn viên rộng lớn và nhiều di tích hợp lại tạo ra một không gian kiến trúc hoành tráng. Đây cũng là nơi an cư và tu thiền nhập định của các nhà tu hành. Khách thập phương đi trẩy hội vào tới đây thường nghỉ chân ăn uống để dưỡng sức mà lên động chính Hương Tích.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cắn gương vỡ Sao thiên lương tu vi Mẹo phong thủy giúp hóa giải mâu mơ thấy chim bồ câu xay nha cung nhân mã và song tử trấn trạch sao đào hoa văn cúng xem bàn tay TÃ tướng cổ dài mơ thấy sông danh lợi loại hoa có độc đất phong thủy tốt ba huyệt nhân trung thiên tài chon số ý Dai nữ bính thìn sao Hoa Cái vượng địa Trướng Bàng tu vi suc khoe sim sô mo tuan 3 Gia tuổi thìn mệnh thổ năm mậu hoạn GIẢI Mà GIẤC MƠ lễ Tướng Số nhẫn phong thủy xem tuong điềm Đẩu menh Nhâm Thìn deal sao nguyệt đức trong lá số tử vi cung bảo bình yeu SAO HÓA KHOA Sao Thiên lương