Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà. Phong thủy Việt xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ - tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ cần làm sao cho hài hòa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà.

Phong thủy Việt xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ – tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ cần làm sao cho hài hòa với ngôi nhà, thuận tiện khi sử dụng là ổn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, yếu tố phương vị mở cổng cũng rất cần thiết. Khi thiết kế cửa cổng, ngõ vào nhà, cách định vị, chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị, chọn hướng cho nhà.

av

Theo quan niệm của Bát quái, cổng nên mở để đón dòng nước đến bởi nước được coi như tài vận đến.

Vì thế, bạn hãy xem xét hình dáng đưòng xung quanh nhà. Nếu đường bên trái nhà dài hơn đường bên phải thì mở cổng bên phải, “Bạch hổ nghênh thủy” sẽ gặp nhiều tài lộc.

Nếu đường bên phải nhà dài hơn đường bên trái thì bên phải là hướng thủy đến, bên trái là hướng thủy đi, nên mở cổng bên trái, “Thanh long nghênh thủy” sẽ giúp ngôi nhà có nhiều vận khí tốt.

Nếu trước nhà có bãi đất rộng gọi là Minh đường thì bạn nên mở cổng ở giữa.

Cổng ngõ là điểm đến đầu tiên, góp phần làm đẹp cho kiến trúc mỏi căn nhà, đồng thời phản ánh được phần nào tính cách, gu thẩm mỹ của gia chủ.

Cổng nhà thường được thiết kế với dáng vẻ vững chắc để tạo cảm giác yên tâm cho người sử dụng. Vật liệu xây dựng cổng khá phong phú từ gạch đá bê tông, đến sắt thép, inox… Nhằm tạo ra sự thân thiện, hài hòa cho cổng ngõ, gia chủ có thể trồng cây, tạo thêm hộc đèn chiếu sáng. Những “tiểu xảo” nhỏ này góp phần tạo thêm vẻ đẹp tươi mới cho hàng cổng vốn khô khan, cứng nhắc… mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc xây dựng.

Ngoài ra, cổng ngõ còn là một trong những mối quan hệ được quan tâm nhiều trong phong thủy. Khi thiết kế cổng, gia chủ cần lưu ý, định vị, chọn phưong vị tốt, không bố trí thẳng “trực xung” với cửa cái (cửa chính) bởi “sinh khí đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng”. Gia chủ nên chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu của cổng sao cho hợp với trạch mệnh.

Cổng cho gia chủ có Ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp vói tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp.

av

Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại.

Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại.

av

Trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp.

av

Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa 1 lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc.

av

Thực tế thì tùy theo địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo an ninh, chống sự xoi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách biệt với môi trường chung quanh, hài hòa thiên nhiên và cảnh quan toàn khu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Nhà Ở Phong Thuỷ cách làm cổng nhà cách làm cổng nhà đẹp cách làm cổng nhà ở cách làm cổng nhà theo phong thủy


sao Thiên Đồng tử lanh giúp sao quà ch cải tạo lại nhà cũ tu vi Những dấu hiệu phá tài trên khuôn hiện tượng Giáp Tuất Ý nghĩa sao Phúc Đức nap am THIÊN ĐỒNG thổ công thở dài truyện Diên Niên giải hạn đèn văn đón Hội Bạch Hạc thi cà quan phủ chà sát chồng trung sao hữu bật Gio nhà khuyết góc quê chọn hướng nhà theo phong thủy tuổi Thìn cung Sư Tử duyên âm khôn tướng người song doi ngay tiền lì xì Tai ách nhà giáo việt Hội Chùa Ông TUẦN ác nỗi khổ lớn của cuộc đời chỉ Sao Thất Sát đinh chiêm Tử Thang 9 Tỳ Hưu thu Phật dạy về thầy trò Sao Ngũ Hoàng tướng bụng tài lộc vượng phát hái lộc Tuổi sửu đồng hồ hỏng Hội Yên lập lãnh đạo