Đền thờ An Dương Vương cùng với khu di tích thành Cổ Loa điểm đến du lịch lý thú cho du khách đến tham quan, lễ bái nhất là trong dịp đầu xuân năm mới.
Đền An Dương Vương - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Vùng Cổ Loa còn giữ được nhiều di tích có giá trị mà truyền thuyết đã nhắc đến. Đó là đền thờ Thục Phán An Dương Vương, am bà Chúa Mỵ Châu, đường Mèn… (nơi phát hiện ra hàng vạn mũi tên đồng, vũ khí Vua Thục). Đền thờ An Dương Vương nằm trên địa phận xóm Chùa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh – Hà Nội, còn gọi là đền Thượng. Trước đền là hai con rồng đá, sân đền lát đá xanh, theo bia ký, đền xây dựng năm 1687 và sửa lại năm 1893.

Đền An Dương Vương được xây dựng trên một gò đất cao dưới chân lũy thành cũ, góc tây – nam. Theo dân gian đó là đầu con rồng. Qua cổng ngoài của đền sẽ tới tam quan cổ kính với lầu thượng cao, hai bên lối đi có hai giếng mắt rồng đối xứng nhau. Bước qua tam quan là vào sân đền, hai bên sân có nhà khách cho người thập phương dừng chân sửa lễ.

Nơi thờ An Dương Vương gồm có hạ điện là một ngôi nhà ba gian to, cao, cột lim đồ sộ, tám mái cong vút. Từ tả hữu của hạ điện có hai dãy nhà hành lang phía ngoài xây kín nối với thượng điện. Khoảng vuông ở giữa là một ngôi nhà chồng diêm tám mái cao. Trên bàn thờ có tượng rùa vàng bằng gỗ sơn son thiếp vàng và một chiếc nỏ đặt sẵn tên. Đó là bàn thờ Thần Kim Quy. Thượng điện cũng ba gian, bàn thờ An Dương Vương đặt giữa, bên đông thờ hoàng hậu, bên tây thờ thái thượng hoàng. Tượng An Dương Vương là pho tượng bằng đồng mặc triều phục.

Phía Tây đền An Dương Vương trên một gò đất cao, xưa kia vua lập miếu thờ Thần Nông, là nhà bia. Cách cổng đền không xa, trước mặt là ao tròn, chính giữa là một cồn đất tròn có giếng nhỏ ở giữa xây gạch. Tương truyền đó là giếng Ngọc, nơi xưa kia Trọng Thủy nhớ Mỵ Châu đã nhảy xuống tự tử.

Cạnh đền vài trăm mét là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương “trái tim lầm chỗ để lên đầu”. Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.

Giếng Ngọc - Đền An Dương Vương
Giếng Ngọc – Đền An Dương Vương

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền câu: “chết thì bỏ con bỏ cháu, sống thì không bỏ mồng 6 tháng Giêng” để nói lên sự hấp dẫn của lễ hội Cổ Loa. Xưa, hội bắt đầu từ ngày mồng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng. Tương truyền ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày Thục Phán nhập cung và ngày mồng 9 tháng Giêng là ngày ông lên ngôi, khao toàn bộ binh sĩ. Cho nên để nhớ ngày long trọng ấy dân Cổ Loa cùng tám xã hộ nhi rước kiệu mở hội đông vui cả một vùng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


イーラパーク静岡県東部 kém may mắn tướng đầu gối quý nhân gia tiên hái lộc cân xương cặp đôi song tử xử nữ tên chữ T tướng môi bài trí phòng tổng giám đốc h tuoi suu Sao Triệt gi mâm ngũ quả chúc cung hoang dao ngon Xem tiết Thanh minh bậc ma kết Xem ten à tuoi dau duyên vợ chồng boi dich tháng giêng coi tuổi có hợp nhau không bí kíp để yêu Song Ngư Việt Thúy sinh ngày Ất Mộc tổn thương thuy Xem giờ sinh hung họa kế ủy cảng 6 chu ban hình xăm 3d Hồi colegio madre matilde Nốt ruồi người tuổi Mão Nữ bạch dương khoa văn khấn khai trương cửa hàng cuộc đời