Đền Nghè là một ngôi đền xinh xắn thuộc phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, Đền Nghè là một di sản văn hoá "Viên khung" của thành phố
Đền Nghè - Hải Phòng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Nghè là tổng thể di tích lịch sử gồm voi – ngựa đá, sập đá, bia đá và các toà kiến trúc xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương. 

Đền Nghè tọa lạc tại phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Hàng năm nơi đây tổ chức  rất nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Nhưng ngày lễ chính cố định là Vào ngày 8 tháng 2, ngày 25 tháng chạp và 15 tháng 8 âm lịch hằng năm.

Đền Nghè là một ngôi đền xinh xắn thuộc phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, cách Nhà hát Thành phố Hải Phòng khoảng 600m. Đền có qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương. Đền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng vùng đất Hải Phòng.

Tương truyền, nữ tướng Lê Chân sống khôn chết thiêng. Khi bà gieo mình xuống sông thì hoá đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của bà đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ bà.

tương ba chan le
Tượng bà Chân Lê – Đền Nghè – Hải Phòng

Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919, đền Nghè mới được xây dựng khang trang như hiện nay. Đền có 2 nhà chính – Tiền tế và Hậu cung. Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên Hương 2 tầng, mái tâm đầu đao. Trong toà hậu cung đặt tượng bà Lê Chân, hai bên thờ song thân bà.

Điểm độc đáo khi đến thăm đền Nghề là 2 vật tích đó là: Khánh đáSập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Tiếng khánh đá trong ngân vang êm dịu, lan tỏa, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng liêng.

Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.

Di tích lịch sử Đền Nghè là một di sản văn hoá “Viên khung” của thành phố, của đất nước, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tình yêu theo phong thủy mùa giáng sinh năm tuổi tị hướng đặt tên con gai ChÃƒÆ nuoi nhị hắc nước phong thủy cho cửa hậu 61 sao ngày lễ tháng 3 bậc tam xem tướng bàn chân đoán số mệnh chu người lông mày rậm Trán đàn ông tu vi Năm 2016 và Top 3 con giáp lạc quan sao ĐÀo hoa hỒng loan trong tỬ vi Vợ tinh cach m Ў Sao van hon Sao Hóa lộc Phà Dat tuổi Mão tham lang 12 than mơ thấy có người nắm tay mình xem tử vi Phong thủy phòng ngủ cho người le mơ thấy cừu bạch dương ma kết tuổi tuất Bat tu Tử vi đầu số con tuổi tỵ bố tuổi thân tính mệnh như thế nào tang xem mạng và cung thay hoá Vị hoa giai nham Tuất Học tử vi văn phòng