Đền Phủ Đổng nằm tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đền Phủ Đổng còn được biết đến với tên gọi khác là đền Gióng thờ Thánh Gióng - Phủ Đổng Thiên
Đền Phù Đổng - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Phủ Đổng nằm tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đền Phủ Đổng còn được biết đến với tên gọi khác là đền Gióng thờ Thánh Gióng – Phủ Đổng Thiên Vương.

Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho dựng đền.

Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền hiện tại chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương đại.

Đền Gióng gồm nhiều công trình trên một diện tích rộng. Tam quan đền khá lớn, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên. Trên bậc thềm là hai con rồng đá, tạc vào năm 1705. Trước cổng là một sân rộng, nhìn sang một thủy đình ở giữa một hồ nước, cạnh một gốc đa cổ thụ. Thủy đình là nơi diễn ra các trò chơi dân gian và múa rối nước.

Sau cổng chính là một phương đình tám mái, dưới chân còn hai con sư tử đá. Tiếp đến là tiền đường rộng là nơi cử hành các nghi lễ. Nhà thiêu hương bày đồ nghi trượng, tiếp đến là hậu cung. Trong hậu cung có tượng Thánh Gióng và các tướng hộ vệ, cũng là nơi giữ các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Trong hậu cung cũng giữ một đôi chóe sứ là cổ vật, chỉ dùng trong dịp lễ hội. Bậc thềm của hậu cung còn giữ được những viên gạch chạm rồng, được cho là có từ đời Lý.

Trong đền còn có một bia đá dựng năm 1660. Phía sau đền có một giếng nước trong, gọi là giếng Ngọc. Từ cổng vào, bên phải của khu đền chính còn các nhà việc, dành cho những người đến dự lễ hội, chia ra các ban tế của các xã xung quanh. Bên trái của đền là chùa Kiến Sơ.

Lễ hội chính của đền là hội Gióng, Được diễn ra từ ngày 6-9 tháng 4 Âm lịch. Nhưng chính hội là ngày mồng 9 tháng 4(AL) hàng năm.

Về với đền Gióng hôm nay không chỉ là để nhớ về lịch sử của cậu bé làng Gióng, cậu bé sau ba năm đã vụt lớn để trở thành người anh hùng vung gậy sắt, nhổ từng khóm tre đánh giặc mà hơn hết còn tìm lại những phút lắng hồn của riêng mình. Đi – Đến – Cảm nhận và lắng hồn cùng lịch sử cùng thời gian giữa nhịp sống hiện đại ồn ào, xô bồ và tất bật.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


mơ thấy mình được khen sao lục bạch bố sao tiểu hao thước dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng đồng đèn cách bố trí cầu thang trong nhà ống vía thần tài nước Sao Kiếp Sát quẻ Sao Quan Phu mệnh có Thiên Mã sao hỷ thần ở cung mệnh yểu tiêu tiền Nhà cơ thể con người bằng tiếng anh đặt tủ lạnh hợp phong thủy xe cách bày mâm ngũ quả bạch hổ Lễ Hội Quan Lạn ở Quảng Ninh phản hang xem tướng đầu trán ngực đàn ông bố trí nhà tắm theo phong thủy nằm mơ ly hôn tuổi Canh Thân Hội Đền Hạ Lũng dáng đi Tuổi Dần ứng với 12 cung hoàng đạo Cửa Hàng phẫu thuật bố trí bàn thờ cho nhà chung cư tu vi Những dấu hiệu phá tài trên khuôn Giờ hoàng đạo xem tử vi Phong thủy bếp Vì sao cần cung lục sát các loại cây trồng trước nhà theo phong tên cho con Sư tử bố trí tủ âm tường xà so den Chà cây phong thủy phat tài HỮU BẬT hướng cửa nhà tắm cách giảm sát khí tlbb mơ đi tiểu TrÃÆ canh tan gai mơ thấy mua quần áo cũ người mệnh Khôn hợp màu gì Bạch Dương