Đền Trúc tọa lạc tại thôn Quyển Sơn xã Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam nơi không gian rợp bóng trúc, khung cảnh thiên nhiên hữu tình có núi có sông có hang động
Đền Trúc - Một Nét Cổ Kính Tại Hà Nam

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Trúc tọa lạc tại thôn Quyển Sơn xã Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam nơi không gian rợp bóng trúc, khung cảnh thiên nhiên hữu tình có núi, có sông, có hang động kỳ thú, và là di tích lịch sử ý nghĩa, trở thành điểm đến hấp dẫn trong chuyến du lịch Hà Nam.

Đền Trúc nằm ven sông Đáy, dưới chân núi Cấm hay còn gọi là núi Cuốn Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam. Đền không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn có lễ hội hát dặm giàu ý nghĩa, tôn vinh anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.

Đền Trúc rộng khoảng 10 ha, có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có núi non trùng điệp, rừng trúc nên thơ. Ðến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng muôn hình kỳ lạ của nhũ đá và nghe thấy những bản hòa tấu của gió, của đá trong một “sân khấu” thiên nhiên đầy huyền ảo. Sở dĩ có tên là đền Trúc bởi vì xưa kia xung quanh đền là một khu rừng trúc rậm rạp rộng tới hàng chục mẫu. Ngày nay, rừng trúc không còn nữa nhưng bao quanh đền vẫn còn một lớp trúc khá dày.

Cổng đền gồm 4 cột đồng trụ, hai cột chính ở giữa, hai cột nhỏ ở hai bên. Hai cột chính cao trên 6m được chia thành 3 phần: phần dưới là một khối chữ nhật, các mặt đều có gờ chỉ tạo thành những khung cân đối. Chữ được nhấn chìm vào trong vữa tường. Trên phần này là một khối vuông, bốn mặt nổi hình tứ linh và trên cùng là một đôi nghê đắp cân đối, dáng đẹp, quay mặt vào nhau.

Đền Trúc được tu sửa nhiều lần, lần cuối cùng vào những năm đầu của thế kỷ XX. Hiện nay đền còn lại tòa tiền đường và hậu cung. Tiền đường gồm 5 gian, xây cao trên mặt sàn được đặt thành 3 cấp, hai đầu hồi bít đốc. Mặt đằng trước hai đầu hồi xây sát tường phía ngoài từ tàu mái đến thềm chính giữa để một cửa sổ hình chữ thọ. Ngôi đền được làm bằng gỗ lim. Ba gian hậu cung cũng được xây dựng cùng phong cách với nhà tiền đường: xây bít đốc, khung gỗ lim, kéo giá chiêng và lợp ngói nam. Ngăn cách giữa nhà tiền đường với hậu cung là một khoảng sân hẹp có tường nối, nhà bán mái và bể non bộ.

Hàng năm, nhân dân Quyển Sơn mở cửa đền mở hội từ ngày 1 tháng giêng đến 1 tháng hai âm lịch. Lễ hội được mở vào những ngày nông nhàn nên dân quanh vùng và du khách thập phương nô nức kéo về dự hội. Không gian lễ hội từ xưa mở rộng từ đình Trung đến đền Trúc, chùa Thi và ven núi Cấm.

Gần đền còn có chùa Bà Đanh, được tiếng linh thiêng và Ngũ Động Thi Sơn gồm 5 động liên hoàn (có động lớn chứa được hàng ngàn người) nằm trong dãy núi Cấm, đã đi vào thơ ca Việt Nam từ xa xưa. Trên núi này có một loài cỏ tên là cỏ thi, ai tìm được vào giờ chính ngọ tức là tìm được huyệt quý, không thành đế vương thì ít ra cũng đỗ đạt hiển vinh. Ngành du lịch Hà Nam đang đầu tư lớn vào khu di tích đền Trúc này với hy vọng sẽ thu hút được khách du lịch.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


23 tháng chạp tu vi 2014 ban cung dậu sách tướng lý hoành chân giải mã giấc mơ thấy bị cắt tóc Xem Tuong chÒ mũi vượng phu ích tử xem tử vi Cách bố trí phòng ngủ van khan nhap trach cây phong thủy trừ tà coi bói qua dôi tai con số hợp với tuổi mua duyên tu hành chòm sao có gia đình hạnh phúc sự nghiệp tuổi mão số phận bộ vị ấn đường giếng cung hoàng đạo Tư vi đàn ông cung Thiên Bình tiền bạc dồi dào Lư Trung hoa thực vật hình con gì е gò hỏa tinh mơ được tặng cau le chòm sao nào càng lớn càng đẹp sao tuần không trong lá số tử vi Vương Đình Chi yểu Xemm chia tay 12 con giap sao Đường phù cung song ngư và song tử Thiên Giải tâm linh cung nhân mã và cung cự giải có hợp nhau Tuổi Thân chọn ngày đi mua xe máy mơ bị mất ví tiền ngón chân tử vi 2015 ất sửu giai ma giac mo tuổi tỵ