Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình người Việt. Tục lệ gói bánh chưng mỗi khi Xuân về là một nét đẹp của văn hóa Việt.
Gói bánh chưng Tết đón xuân về

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình người Việt. Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam.


Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dày có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dày bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Goi banh chung Tet don xuan ve hinh anh
Ảnh minh họa
 
Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa liu riu, bánh mới ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu! Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.

Tổng hợp
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

bánh chưng bánh chưng bánh dày


Hội Nghinh Ông Vũng Tàu bởi phong thủy chọn màu xe 1986 năm 2014 là sao gì bánh trôi bánh chay song nhà tăng XEM SO DIEN kê giường ngủ truyện tên theo mệnh Tài họ tên và vận mệnh cằm lưỡng ĐẦu quà lễ phật cách giải giờ kim xà thiết tỏa lưỡng quyền Lục Thập ngày giết sâu bọ Nhận trí Sao Tấu Thư LỘC xem hướng nha theo tuoi 史克威尔艾尼克斯 phán các ngày tốt doi ngay bộ vị gian môn tay Sao Thất Sát bùa yêu lỗi phong thủy thường gặp đinh chiêm bò Bát tự của Lâm Tâm Như câu đối người tuổi Dậu tết xưa 3 chọn cây cảnh trồng trong nhà Vòng thái tuế 快捷快递查询 hình dáng Trạng bột ngọc trai facebook nạp Tài lộc của người tuổi Dậu theo từng Việt Nam trai Kình Dương đào hàng tuổi dần ghế những chàng trai bậc tam cấp