Nhân quả sẽ đạt đến đỉnh cao nếu người tu tập bố thí đạt đến trình độ Ba la mật. Hãy cho tất cả để có được tất cả là phương châm sống của người con Phật.
Hãy cho và nhận đúng lý tưởng, phương châm sống của người con Phật

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Để đạt được cách cho cao cả như vậy không phải người nào cũng làm được mà phải có trí tuệ, thấu hiểu bản chất của cuộc đời là vô thường và vô ngã. Chính tuệ giác vô ngã đã soi sáng cho hành động bố thí thông thường tiến đến Bố thí Ba la mật

Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại giảng đường có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn vào buổi đắp y, cầm bát đi đến trú xứ của gia chủ Ugga, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Gia chủ Ugga đi đến đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn: “Ai cho vật khả ý thì nhận được điều khả ý”. Vì thế, con có nấu cháo từ hoa cây sàla và rất nhiều loại món ăn thật là khả ý; con có nhiều loại vải dệt từ Kàsi thật là khả ý. Mong Thế Tôn hãy nhận lấy vì lòng từ ái đối với chúng con.

Thế Tôn nhận lời và nói với Ugga bài kệ tùy hỷ này: “Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý, đối với bậc Chánh trực, vui lòng đem bố thí, vải mặc và giường nằm, ăn uống các vật dụng, biết được bậc La hán, được ví là phước điền, nên các bậc Chân nhân, thí những vật khó thí, được từ bỏ giải thoát, không làm tâm đắm trước, người thí vật khả ý, nhận được điều khả ý”.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Vua Munda, phần Cho các vật khả ý, VNCPHVN ấn hành 1996, tr. 382)

LỜI BÀN:

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

Thi ân, sẵn sàng cho đi mà không cầu đền đáp là một phạm trù vốn rất xa lạ và khó làm đối với những người vị kỷ, keo kiệt. Càng khó khăn hơn đối với họ khi phải cho những vật khả ý, tức những vật mà mình yêu thích. Đa phần, những đồ vật đem cho thường là những vật thừa thãi, vô dụng nhưng “xả” được như vậy đối với họ cũng là quý hóa lắm rồi.

Người Phật tử thì không như vậy, cho người là một nhiệm vụ, một nghĩa cử thiêng liêng. Vì thế, họ sẵn sàng ban tặng những gì mà chúng sanh cần, kể cả những vật khả ý thậm chí dâng hiến cả thân mạng vốn là một tài sản bất khả xâm phạm. Cho những gì mình thích, mình trân quý mới thực sự là cách cho trọn vẹn và khó làm nhất.

Để đạt được cách cho cao cả như vậy không phải người nào cũng làm được mà phải có trí tuệ, thấu hiểu bản chất của cuộc đời là vô thường và vô ngã. Chính tuệ giác vô ngã đã soi sáng cho hành động bố thí thông thường tiến đến Bố thí Ba la mật, một sự ban tặng mà vô cầu, vô điều kiện và vô phân biệt.

Tuy vô cầu, vô điều kiện và vô phân biệt trong khi cho nhưng phước báo của người cho vẫn tròn đủ. Nhân quả trong bó thí rất bình đẳng và đạt đến đỉnh cao nếu người tu tập bố thí đạt đến trình độ Bố thí Ba la mật. Vì vậy, hãy cho tất cả để có được tất cả là lý tưởng, phương châm sống của người con Phật.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Bàn làm việc mơ thấy nhà chu dịch bôn xem tuong tai lê đình cửa ải sau khi chết sao Ân quang Tiểu bàn ăn cho bé giá rẻ nắm Thứ sao thiên thọ trong lá số tử vi p tướng môi mỏng hóa giải xuyên tâm sát hÃƒÆ o mơ thấy bức tường kết con giáp năm 2018 thân phong tục Tết chọn màu sơn phòng ngủ theo phong thủy Hi tổn chung tuổi Tỵ Cụ chon năm sinh con tính cách tuổi Mão cung Cự Giải cac sao van xuong cách xem tướng qua dáng đi Truyền Hội Ngọc Xuyên xây Tết Hàn Thực mùng 3 tháng 3 chọn người xông đất thế nước hướng đặt bếp biển số xe hợp mệnh mộc Nhà bác học tuổi Nhâm Dần Phan Huy Chú màu trắng phong thủy Phong thủy là gì túi ngày sinh đại cát cho người tuổi Mão dương hon nhan Sao hỏa tinh cây chiêu tài cách trồng cây quýt đường sắc màu tình yêu dễ thương của nàng cầu thang ngôi sao chiếu mệnh hàng năm sao dà la mơ thấy ngựa tử vi người sinh ngày Kỷ Dậu mơ thấy búa sat phu bùa trấn trạch treo ở đâu