TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI (Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ) Lịch sử khoa tử vi Trung hoa và Việt nam Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ Quay về | Xem tiếp
Khoa Tử-vi các đời sau

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

VII. Khoa Tử-vi các đời sau
Khi nhà Trần bị nhà Hồ cướp ngôi (1400), con cháu họ Trần tản mác đi khắp nơi, có người dùng khoa Tử-vi làm kế sinh nhai, khoa này đã do nẻo đó truyền ra khắp dân chúng.
Tương truyền Trần Nguyên Hãn, một danh tướng đã giúp vua Lê Thái-tổ đánh đuổi quân Minh. Nhưng ông là cháu nội của Trần Nguyên Đán, một vị Tể-tướng cuối đời Trần, nên khi đuổi giặc Minh rồi, vua Lê Thái-tổ muốn giết ông. Ông biết ý nói với bạn bè rằng:
Ông xem số Lê Thái-tổ là chỉ có thể ở với nhau khi hoạn nạn, lúc đại nghiệp thành thì nhà vua sẽ giết công thần. Vì vậy ông cáo quan về ở ẩn trong dân. Tuy vậy nhà vua vẫn sai 42 vệ sĩ xá nhân về quê bắét ông. Khi đi đường về kinh, ông dùng võ giết các xá nhân rồi trốn đi (sử chép thuuyền chìm xá nhân và ông đều chết hết). Ông trốn vào Thanh-hóa ếm ngôi mộ kết long mạch của nhà Lê, nên sau khi vua Lê Thái-tổ băng, tiếp theo vua Lê Thái-tông bị thượng mã phong mà băng lúc 20 tuổi. Con vua Lê Thái-tông mới hai tuổi lên ngôi vua cũng bị anh là Lê Nghi Dân giết chết. Một giai thoại nữa diễn ra dưới triều Lê.

Khi Lê Thái-Tổ thành đại nghiệp, về quê tế tổ, một ông lão người cùng quê hỏi rằng:
- Tôi với bệ hạ sinh cùng ngày, cùng giờ, cùng tháng, cùng năm, cùng quê, thế sao bệ hạ làm vua, mà tôi thì vẫn làm dân?
Trần Nguyên Hãn đáp:
- Đó là cung Phúc cả. Cung Phúc của Chúa tôi với ông đều có Thiên-đồng tọa thủ tại Hợi. Nhưng ngôi mả tổ ông lại không để trúng long mạch, ngược lại ngôi mộ của Chúa tôi để trúng long mạch nên được hưởng mệnh trời. Bởi số giống nhau, nên tướng mạo ông với Chúa tôi tương tự. Tôi nghĩ số ông có phần nào giống Chúa tôi chứ? Ông làm nghề gì nào?
Đáp rằng:
- Tôi làm nghề nuôi ong, hiện nuôi chín tổ ong.
Trần Nguyên Hãn đáp:
- Đó tôi nói có sai đâu. Bệ hạ làm Chúa chín châu, thì ông làm Chúa chín tổ ong, tổ nào cũng có vua, có quan, có tướng mà
.”

Sau này ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung-quốc mua được bộ Tử-vi âm-dương chính nghĩa, Nam-tông đem về nghiên cứu. Ông có diễn giải ra bằng thơ lục bát khá đầy đủ. Khoa Tử-vi theo Nam-tông truyền vào Việt-nam từ đó.

      1. Thư tịch về khoa Tử Vi
      2. Nguồn gốc khoa Tử Vi
      3. Khoa Tử Vi đời Tống
      4. Khoa Tử Vi sau Hi-Di
      5. Tử Vi vào Việt Nam
      6. Khoa Tử Vi đời Trần
      7. Khoa Tử Vi đời sau
      8. Dị biệt chính, Nam phái
      9. Kết luận

Quay về |Trở về đầu| Xem tiếp



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cao biền hình xăm cho mệnh mộc Kỷ Hợi đạt tên con thiền hari won Sao Tuyệt phải Giấc mơ thấy cá trê có ý nghĩa gì е cung sửu mùi ngón gi a cơm Trạng hệ mùng Đoan tướng mặt người dễ li hôn cục thịt dư ở mông bố trí cửa hàng kinh doanh theo phong thủy Bảng ngón tay út 4 đốt quý giáng sinh sao luu ha Nguyễn Duy Cần ất mão 1975 nữ Sa Trung Thổ trang sức khắc hình phật Giap than kiêng cắt tóc tháng cô hồn bệnh thiên đầu thống 1975 е Bính Dần ma nữ quà những lốm đốm trên mặt Nữ 12 chòm sao nam tóc vụ giải thoát ế sao tá Chom trang trí cây văn phòng Xem tử vi mơ thấy hại người phụ nữ hiếm muộn bói nghề tet Trường Lưu Thủy sao Nhị Hắc mỹ tâm đại vận bạch