Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất. Cùng tìm hiểu về phong tục Tết Nguyên đán dưới đây.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói


Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất. Có thể khẳng định, nhang đã len lỏi vào tận hang cùng ngõ ngách của đời sống và có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam, thậm chí còn lan rộng đến một số nước ở châu Á.

Cùng tìm hiểu về Tết Nguyên đán dưới đây.

Ngày cuối năm, khi đi mua sắm các thứ để chuẩn bị cho ngày Tết, không ai không mua vài ba hộp nhang về cúng Phật, cúng ông bà Tổ tiên của mình.Ở chúng ta, khó ai diễn tả nỗi xúc động khi vào khoảnh khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới, cả gia đình quây quần bên nhau, thắp trên bàn thờ vài nén nhang thơm để cùng tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ, những người kính yêu đã khuất. Sự lẩn khuất của làn khói trắng, mùi thơm nhẹ lan tỏa, làm cho ta thấy ấm cúng và gắn bó với nhau nhiều hơn.

Trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đều tin tưởng ở thế giới bên kia, trong khoảng không gian vô định, có những hình ảnh, những con người đang hướng về chúng ta, đang ở bên chúng ta hằng ngày. Và khi thắp nén nhang lên, ta có thể tâm sự với họ, sưởi ấm với cả thế giới này và cả với thế giới vô hình kia nữa.

Chưa rõ nguồn gốc tục lệ thắp nhang có từ đâu và do ai sáng lập, chỉ biết qua lịch sử, vua Trần Nhân Tông là vị vua trong lịch sử Việt xuất gia, cũng đã thừa hưởng và dùng nhang rất nhiều trong mỗi lần đến chùa lễ Phật.

Nhiều người có thói quen khi đi xa về, thường thắp nhang trên bàn thờ Phật, bàn thờ ông bà Tổ tiên trước, rồi mới ngỏ lời thăm hỏi, mới bắt đầu làm một công việc gì đó. Với người sắp đi xe, đi tàu cũng thường thắp nhang để cầu nguyện mong khi lên đường được bình an.

Rất nhiều vùng dân cư ở Nam Bộ, người ta còn thắp nhang cho từng gốc cây, ụ mối, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh.

Triết lý nhân sinh thật đơn giản, nhưng lại mang nội hàm đa dạng, phong phú thường thấy ở các dân tộc Á đông. Ngày nay, nhang không chỉ thắp trong các gia đình theo Phật giáo, mà những tôn giáo khác cũng đều có chung nét văn hóa đặc sắc này. Đặc biệt là ở các đình chùa, miếu mạo... nhang là thứ nhất định không thể thiếu được.

Ngày Tết đi lễ Phật, hái lộc đầu năm, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc, những ông già, bà lão, các nam nữ thanh niên... khi thắp nhang lên bàn thờ Phật, miệng thường lâm râm khấn vái, cầu nguyện một năm mới được an khang thịnh vượng, phúc lộc khương ninh... Có thể nói đây là nét văn hóa đẹp đã tồn tại lâu đời, đã đem lại cho mọi người sự thanh thản, bình an trong tâm hồn.

Đối với người Việt Nam chúng ta, dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi lần Xuân về, Tết đến mọi người đều thắp trên bàn thờ trong nhà mình một nén nhang để tỏ lòng thành kính đối với ông bà Tổ tiên, để cầu nguyện an vui, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời cũng tạo không khí ấm áp, vui tươi cho cả gia đình trong những ngày đầu Xuân.

Theo dacsanvungque.net                  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


trong nhà phục Đường thuy tu vi xem tuổi vợ chồng theo thiên can Phá Taylor Swift Kình Canh Thân con tuổi tỵ bố tuổi tuất xem tử vi Những màu sắc trang trí đại cách xem tướng gà đá Tình duyên của người tuổi Tý nhóm máu gò má nữ bính thìn Quan thang cửa sổ giac đàn bày trí lỗi cao biền liem huyền bí la bàn sao thiên thọ trong lá số tử vi ĐẦU chữ M hòa hợp âm dương tuổi tân mùi Chọn nghề theo bát tự cổng làng ma ám 8 mương thoát nước mưa tướng nốt ruồi chân đàn ông mơ thấy bẫy tẠmá Sao Thiên Sứ phương vị biệt thự con cai trắc nghiệm cac học Phật TrÃÆ vòng trường sinh Sao Địa Võng biển số xe tuổi Mùi tướng phú quý giá quầy lễ tân hòa phát Hội Làng Canh Hoạch Biển số xem tên con hóa kỵ Lời Cua bi quyet tướng miệng phụ nữ mơ thấy chồng lễ hội dân gian văn khấn giao thừa