Lễ hội chùa Dâu được diễn ra vào ngày 8 tháng 4 tức ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân
Lễ hội chùa Dâu – Bắc Ninh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

 Được đánh giá là ngôi chùa xưa nhất Việt Nam, Chùa Dâu hay còn gọi là chùa Diên Ứng, chùa Pháp Vân nằm tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vào ngày mùng 8 tháng 4 hàng năm, người dân Bắc Ninh nói riêng và du khách thập phương nói chung đều nô nức về chùa Dâu để trẩy hội.


Le hoi chua Dau – Bac Ninh hinh anh 2
 
  Lễ hội chùa Dâu được diễn ra vào ngày 8 tháng 4 tức ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Hội Dâu là hội của dân cư nông nghiêp, ý nghĩa quan trọng nhất của Hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp.   “Dù ai đi đâu về đâu Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”.   Hội chùa Dâu từ xa xưa đã trở thành nét đẹp văn hóa lễ hội của vùng Kinh Bắc, nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như động viên, khích lệ tinh thần nhân dân cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư và gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng.   Các nghi thức trong Hội Dâu đều là những hoạt động diễn xướng tín ngưỡng cầu Thần Nước của nông dân. Lễ rước trong hội chùa Dâu rất đặc biệt, mang nhiều nét đẹp văn hóa tiêu biểu, độc đáo. Sáng ngày mồng Tám chính hội, nhân dân các làng tổ chức rước tượng Tứ Pháp từ các chùa làng về tụ hội tại chùa Dâu. Tục truyền, đám rước gồm ngựa thờ, cờ quạt, tàn lọng, kiệu bát cống… từ các ngả kéo về.

Le hoi chua Dau – Bac Ninh hinh anh 2
 
  Khi tới chùa Dâu thì diễn trò “mẹ đuổi con”. Bốn kiệu Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, mỗi kiệu chạy ba vòng rồi trở về vị trí cũ. Còn kiệu bà Man Nương (kiệu mẹ) được rước vào trong chùa Dâu. Sau đó diễn ra trò cướp nước. Đó là cuộc thi chạy giữa bà Sấm (Pháp Lôi) với bà Mưa (Pháp Vũ). Khi có hiệu lệnh thì kiệu Pháp Lôi và Pháp Vũ đua nhau chạy ra tam quan. Kiệu rước nào đến trước thì sẽ lấy được nước. Người dân xem ai về đích trước để dự báo mùa màng. Nếu bà Mưa thắng thì năm ấy được mùa còn nếu bà Sấm thắng thì năm ấy ruộng đồng lắm sâu bọ, làm ăn trắc trở. Cuộc thi “cướp nước” chính là nghi lễ đặc sắc, nổi bật nhất ở lễ hội chùa Dâu và luôn được người dân, du khách đón đợi nhiều nhất.
 
Chùa Dâu đã được xếp hạng di tích quốc gia và cũng là một danh lam thắng cảnh bậc nhất trên quê hương của các liền anh, liền chị.  
► Tra cứu ngày âm lịch hôm nay chuẩn xác theo Lịch vạn sự

ST.
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

lễ hội chùa dâu chùa dâu bắc ninh


chử kẻ tu vi top 3 cung hoàng đạo nam cần cảnh xem tướng người có xoáy ở lưng Giải đoán lá số Tử Vi ngày tốt xấu theo phong thủy sao Trường Sinh trong bát tự hình xăm cá chép hóa rồng 3d tháng phật đản Cung Tuất hãm địa mÃo nốt ruồi ở cổ chân hướng cửa nhà vệ sinh đá quý phong thủy nhà tiên tri vĩ đại nhất thế giới SAO NGUYỆT ĐỨC vận mệnh tuổi tý tên bé trai lễ các tính cách con người trong tiếng anh di kiến Sao Thiên Không tuyệt chiêu tăng tình cảm Cấn xác định tâm và định hướng nhà chọn hướng kê bàn làm việc cây đào tiềm năng trở thành Hoa hậu giac ĐÊM GIAO THỪA sinh con gái vỡ đồ đạc các lễ hội tháng 2 âm lịch nhìn người bố phúc Đức gian môn phong thủy bàn làm việc công sở tài vận 12 con giáp sao linh tinh vượng địa bị lừa gạt cách sắm lễ Tùng Sao Thiên lương chọn tầng chung cư xem tướng bằng mũi kỷ mùi bát tự lận đận tình duyên nét tướng của người phúc đức tác dụng của muối trong phong thủy người mệnh Khôn hợp màu gì cong vị Phật nào độ mệnh cho người tuổi tính tình cách hóa giải nhà có hung khí thước đầu ngón tay Sao thiên khốc vũ khúc tướng mũi T