Hội Bơi Trải Vĩnh Tuy được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 8 âm lịch, ngoài ra cùng ngày còn có lễ hội Cổ Trai và Hội Đình Làng An Hải, Hội Đình trực Chính

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 8 âm lịch - Hội Bơi Trải Vĩnh Tuy

Lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 8 âm lịch - Hội Bơi Trải Vĩnh Tuy

1.Hội Bơi Trải Vĩnh Tuy

Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Nhã Cát Đại Vương và Trinh Tiên Phu Nhân.

Nội dung: Buổi sáng là lễ dnag6 hương cúng Nhã Cát Đại Vương và Trinh Tiên Phu Nhân. kết thúc phần lễ là cuộc đua thuyền vô cùng hào hứng trước sự hò reo cổ vụ nhiệt tình của người xem.

 2.Lễ Hội Cố Trai

Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 10 tới ngày 15 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).

Nội dung: Đối với làng Cổ Trai, lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mùng 8 đến ngày 11-8 (âm lịch). Trước ngày Đại kỳ phước, trong làng nhà nhà, người người cùng nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội. Ngày mồng 7-8, cụ thủ từ và các cụ trong làng gia đình song toàn, không vướng bụi ra đình làm lễ Mộc dục và phong mã cho long ngai bài vị thờ thánh. Nước làm lễ Mộc dục được lấy từ sông Lương trước đó.

Tiêu biểu và đông vui là ngày hội rước nước do nhân dân địa phương tiến hành. Lực lượng tham gia lễ rước được chia thành 2 đội. Các đội này mặc trang phục ngày hội. Đi đầu đoàn rước là đội múa rồng, lộng lẫy uy nghi, uốn lượn theo nhịp trống, phách dồn dập. Múa rồng là một nghệ thuật, đòi hỏi người múa sao cho giống “rồng bay”, uốn lượn nhịp nhàng. Tiếp sau là đội bát âm, nhã nhạc như: Sáo, nhị, đàn gảy, tù và... Cụ thủ từ tay cầm trống khẩu làm điều lệnh đối với đội kiệu. Kiệu, chóe đựng nước do 4 thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng. Chiếc chóe sứ đặt trên bệ để trên kiệu và có lọng che. Đoàn người trong trang phục ngày hội nối tiếp nhau rước kiệu tới bờ sông Lương. Đến bờ sông thì đoàn rước dừng lại. Trên sông đã có hàng chục chiếc thuyền kết đầy cờ hội chờ sẵn. Sau tràng pháo nổ, tiếng trống, tiếng tù và, sáo, nhị, đàn gảy, nghi lễ lấy nước được tiến hành. Người được chọn giao lấy nước là một cụ cao niên trong làng, khỏe mạnh, có đức độ, mặc lễ phục dùng gáo dừa để lấy nước đổ vào chóe. Khi chóe đã đầy nước, sau một hồi trống giục thì nước được đưa vào bờ. Đoàn rước theo thứ tự như lúc đi trở về đình. Nước này được dùng để tế hàng tháng.

Lễ rước nước trong lễ hội làng Cổ Trai đưa chúng ta trở về với không khí của những hội làng thuở xưa. Nội dung lễ rước nước này mang đậm nét tín ngưỡng cầu nước của cư dân nông nghiệp. Đây là một động thái thiêng liêng đã trở thành một nghi lễ mở đầu cho nhiều hội làng ở vùng đồng bằng Bắc bộ.

Lễ hội làng Cổ Trai được diễn ra trong một không gian thiêng như đưa chúng ta trở về với quá khứ, niềm cộng cảm của cộng đồng được tái hiện, đắm chìm trong những ước vọng của người xưa cầu cho dân khang vật thịnh, mùa màng bội thu. Lễ hội chính là lễ hội của cư dân nông nghiệp lúa nước ẩn tàng trong các trò chơi diễn xướng dân gian. Lễ hội được tổ chức hàng năm là dịp để người dân nơi đây tưởng nhớ Thành hoàng làng nhưng thực chất là để tưởng nhớ tới tổ tiên, qua đó giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước cho toàn thể cộng đồng, ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

 3.Hội Đình Làng An Hải

Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: Làng An Hải, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Nội dung: Lễ hội làng An Hải  là nơi diễn ra các cuộc thi tài như cờ tướng, kéo co, hát tuồng, múa lân… mang đậm nét văn hóa truyền thống người làng An Hải nói riêng và Việt Nam nói chung.Trong sân đình, các kỳ thủ cân nhắc lợi hại từng nước đi để tranh nhau chiếm giải môn cờ tướng. Các đội tham gia thi kéo co cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập cuộc. Bên cạnh các trò dân gian truyền thống ấy còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh… Xế chiều diễn ra hội thi múa lân. Khi đêm xuống, sau buổi xây chầu hát lễ diễn ra đầy sắc màu dân tộc, mọi người lại tề tựu về sân khấu trước đình xem hát tuồng. Sáng hôm sau, trong phần lễ chính thức, đại biểu các tộc họ cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp của làng, trước khi bước vào dâng lễ tế theo nghi thức cổ truyền dân tộc. Sau lễ thỉnh văn khai mạc lễ hội tại đình, mọi người đổ xô ra bờ sông để xem thi lắc thúng – một môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển.

4.Hội Đình trực Chính

Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tới ngày 15 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: xã Trực Chính, Huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Đối tượng suy tôn:  nhằm suy tôn Triệu Quang Phục (tức Triệu Việt Hương).

Nội dung: Hội đình xã Trực Chính có tế lễ dâng hương cúng thành hoàng làng. Phần hội có tổ chức cuộc thi cúng của 18 giáp, thi làm bánh giầy, thi nuôi lợn béo.

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Bơi Trải Vĩnh Tuy Hội Bơi Trải Vĩnh Tuy tại Hà Nội các lễ hội trong tháng 8 lễ hội cổ trai Hội Đình Làng An Hải Hội Đình trực Chính


bán xem tướng giọng nói Biện trường thọ Nội các may 3 xem boi online sao thiÊn phỦ trứng đàn ông trăng hoa có nên tẩy nốt ruồi ngÀy giấc mơ và những con số đề Mộng nam 2015 xem tử vi Luận tình yêu tuổi Thân và 12 tính cách Song Ngư khí hoẠn Hướng đặt bàn thờ thần tài cho alexphong Thực bói nốt ruồi SAO THIÊN HỶ TRONG TỬ VI âm dương lịch xem tử vi Tình duyên tuổi Giáp Tý lý Cự Giải tu vi Top 5 Chòm sao có tình yêu rực rỡ sao Thiên riêu thích nhất hạnh giáp thìn mệnh gì cách giải hạn hoàng ốc dien cửa phòng bếp Ten con người Rục tướng ngón tay cái bẻ ngược mơ thấy đi mua hàng mua nhÃ Æ doan điềm nháy mắt thúy cung Kim Ngưu nữ Đức Phật giật mình chuyện trẻ yêu sớm phÃƒÆ cã³c Đại Hội Cổ Loa nốt ruồi ở cằm nam giới Tuổi Mùi cho nét tướng cửu tinh E xem tướng mắt đá phong thủy cho cung sư tử Tử cao kỷ hợi 2019