Tục khai bút đầu năm từ lâu đã được coi là nét đẹp văn hóa thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Nét đẹp văn hóa khai bút đầu xuân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tục khai bút đầu Xuân từ lâu đã được coi là nét đẹp văn hóa thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Đầu năm mọi người cùng nhau khai bút với ước muốn về một mùa Xuân mới may mắn, thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới và sự nghiệp được hanh thông như diều gặp gió.


Theo các tài liệu lịch sử, tục khai bút và xin chữ đầu xuân xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, gắn liền với hình ảnh người thầy giáo Chu Văn An về Chí Linh (Hải Dương) mở lớp dạy học. Vào những dịp Tết, học trò đến thăm thầy, khi về thường được thầy tự tay viết tặng người đó một chữ ứng với ý nhắn gửi lẽ sống cho người đó. Ai được tặng đều coi những chữ đó như báu vật, mang về treo ở nơi trang trọng nhất để chiêm nghiệm. Về sau, tục khai bút còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của người học tưởng nhớ đến thầy và tiếp thu, trân trọng những lời dạy.

Net dep van hoa khai but dau xuan hinh anh
Ảnh minh họa
 
Tục “Khai bút đầu xuân” không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết. Nhưng từ lâu, nó đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Trước đây thường chỉ có những ông đồ, thầy đồ, học sĩ…mới thực hiện nghi thức khai bút. Sau lễ cúng giao thừa, họ sẽ đốt lư trầm bên bàn viết và cầm cây bút thảo những câu đối hay, những chữ có ý nghĩa lên giấy đỏ hoặc giấy hoa tiên.

Ngày nay, tục “Khai bút đầu xuân” đã có nhiều thay đổi. Nó không còn phổ biến mà mang đậm ý nghĩa như xưa nữa. Tuy nhiên, với nhiều gia đình, đặc biệt là các học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết lách… phong tục này vẫn rất được coi trọng. Bởi ngoài những giá trị chân thiện mỹ, việc “Khai bút đầu xuân” còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó không chỉ tượng trưng cho sự khởi đầu một sự nghiệp, sự học mà còn gửi gắm rất nhiều tâm tư, nguyện vọng về một năm mới suôn sẻ, hạnh phúc và thành công.

Theo quan niệm dân gian, những chữ “Khai bút đầu xuân” phải do mình tự nghĩ ra, chứ không nên sao chép của người khác. Đó có thể là dòng chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút hoặc một vài câu thơ được sáng tác ngẫu hứng. Đôi khi, nó cũng chỉ đơn giản là những xúc cảm hay những mong ước tốt đẹp về gia đình, bạn bè, công việc, học hành, thi cử…

Do có ý nghĩa đề cao sự học nên phong tục “Khai bút đầu xuân” vẫn được duy trì thường xuyên ở nhiều gia đình Việt Nam. Nó không những thể hiện sự trân trọng đối với các giá trị văn hóa truyền thống mà còn có tác dụng dăn dạy con cháu về đức tính hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc. Thời gian thực hiện nghi thức “khai bút” thường diễn ra sau lễ giao thừa. Tuy nhiên, nhiều người cẩn thận, họ còn đi xem trước ngày giờ tốt để “khai bút” với hy vọng đón nhiều tài lộc trong năm mới. 

Tổng hợp

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

khai bút đầu xuân xin chữ đầu năm


Học tử vi mơ thấy nấm mối hop phong thuy LA HẦU cắn Cách hội Đền Đim Vật ánh sáng theo phong thủy liêm Hội Chùa Ông quận 5 phi hoá khó chiều tướng giàu sang tu vi Top 5 con giáp chiều người yêu hết huong lễ hội dân gian giấc mơ những con số ý Địa Chi Chùa Cầu Hội An chùa cầu con cha tuổi mão con tuổi ngọ bố trí tivi trong phòng ngủ Tỵ con giáp khổ vì tình SAO HOA CÁI TRONG TỬ VI Mua nha tai loc Ä ÃŠM Nữ sao sinh khí Hội Chùa Hương bố trí nhà tắm nhỏ Đoán mất của cặp đôi cự giải song ngư lâm quan tránh TUẦN thầy tướng mặt đàn ông ki bo số mạng tuổi quý dậu mật chỉ số eq cao nhất thế giới tu vi 3 con giáp nữ có tham vọng lấy tu vi năm 2016 con giáp nào cần đề phòng Canh Tuất dã³ng bảo bình và chuyện ấy