Cùng với nét kiến trúc xưa, Đền Trần Đền Trần đã khiến nơi đây trở thành một điểm đến tham quan bổ ích, hấp dẫn du khách trong và ngoài thành phố.
Nét kiến trúc xưa cũ Đền Trần - Hải Phòng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Với những giá trị to lớn về lịch sử văn hóa, về nghệ thuật kiến trúc hàm chứa tại Đền Trần đã khiến nơi đây trở thành một điểm đến tham quan bổ ích, hấp dẫn du khách trong và ngoài thành phố. Đền Trần nằm tại tổ dân phố Chẽ, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Đền Trần còn gọi là Đền thờ Đức Thánh Trần thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, Hải Phòng, được lập từ thời vua Minh Mạng ngũ niên (1824), thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Sử sách ghi chép , ngôi đền gắn liền với thân thế, sự nghiệp vị anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước Trần Quốc Tuấn – người 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược thế kỷ XIII.

Lịch sử đền Trần – Hải Phòng

Tương truyền, cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sai quân lính đi khảo sát, tuần du ven biển, cửa sông Bạch Đằng, làng Phú Xá và bán đảo Đồ Sơn. Ngài đã chọn Núi Chẽ (Đồ Sơn) làm nơi giấu quân và cho đẵn gỗ ở khu núi Chẽ làm cọc trong trận chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Khí thiêng non nước Đồ Sơn, nhân dân Đồ Sơn anh dũng, kiên cường đã cùng toàn quân, toàn dân lập nên chiến công hiển hách.

Sau khi mất, triều đình phong Trần Quốc Tuấn là Thái sư Thượng phụ quốc công Tiết chế Nhân Võ Hưng Đạo Vương. Nhân dân vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lớn ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên đã lập đền thờ ông trên nền Vương phủ (Đền Kiếp Bạc). Dân ta kính trọng vinh danh Ngài là Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương và lập đền thờ Đức Thánh Trần ở nhiều nơi. Tưởng nhớ công đức của ông, thời Minh Mạng ngũ niên (1824), người Đồ Sơn dựng đền thờ Hưng Đạo Đại Vương tại chân núi Chẽ.

Kiến trúc Đền Trần – Hải Phòng

Đền Trần được xây dựng ở vị trí rất đẹp, lưng tựa núi Mẫu Sơn (là một ngọn núi cao nhất trong 9 ngọn núi ở Đồ Sơn nằm theo hướng Cửu long chầu ngọc), mặt hướng ra biển. Đền mang kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nguyễn, hình chữ Nhị, mặt trước 3 gian tiền đường nối liền với hậu cung, mái chồng diêm, đầu đao góc mái khắc chạm tứ linh vô cùng sống động, hài hoà, oai linh.

Trong đền hiện còn lưu giữ một số vật cổ quý giá như bức Tượng Ngai ỷ, Bức đại tự Thần Cơ Duệ Toán, bản sắc phong và đặc biệt là bộ câu đối “Sát Thát bình man an xã tắc, Bảo dân hộ quốc điện sơn hà”. Bên cạnh đó, ngoài sân đền còn giữ được tấm bia đá văn chỉ ghi công đức của nhiều họ từ thời Thành Thái Thập thất niên đóng góp công của xây dựng đền.

Trải qua hàng trăm năm, chiến tranh, loạn lạc, thiên tai, đền nhiều lần bị hư hỏng, xuống cấp nhưng với tấm lòng thành kính, biết ơn người anh hùng dân tộc Đức Thánh Trần, nhân dân Đồ Sơn cùng với du khách đã đóng góp công đức xây dựng, tu tạo đền Trần.

Cùng với nét kiến trúc xưa, sự giữ gìn, tôn tạo và 4 cây cổ thụ ngoài sân có từ hàng trăm năm đã tạo nên một đền Trần cổ kính, thiêng liêng, khiến nhân dân địa phương và du khách muôn phương tới dâng hương tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc, vị Thánh hiển linh Hưng Đạo Đại Vương thấy lòng thanh thản, nhẹ nhõm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tướng cằm dài con trai xử nữ và con gái song tử xem tướng đàn ông qua dáng đi góc học tập hợp phong thủy Luận đoán tình yêu Bính Dần và Canh đầu năm Sao Hóa Quyền mở hàng ngũ mÃÆ BAN THẦN TÀI lời đường mật MÃ Æ y 11 đá thạch anh trắng phong thủy Tả Phù Tìm hiểu về cung hoàng đạo chòm sao ngoại tình tướng phát tài Kỷ Dậu xem tướng con trai lông mày rậm ngày Thất Tịch Sự nghiệp của người Hợi thuộc cung triết Lâm sao Địa không kieng giai ma giac mo duyên vợ chồng cầu thang cách đặt hướng giường ngủ theo phong 9 Ngũ Hành tướng cổ cao y nghia linh vật phong thủy tướng phụ nữ mắt xếch răng chuyển nhà phà quan tu vi Hướng dẫn hóa giải xung khắc tuổi vợ chồng sao thiên tướng hãm địa công việc người tuổi thân Xem Tử Vi Thiên Giải xem tử vi Dọn nhà dịp tết hợp phong đàn ông hình xăm hợp mệnh thủy mơ thấy diều bay quầy thu ngân