Ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, Lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh nói chung, văn hoá Phật giáo nói riêng. Chính vì vậy, trong bài viết này xin được truyền tải hai vấn đề cốt lõi của ngày Vu Lan (rằm tháng bảy) là Nguồn gốc và nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan.

le-vu-lan

1. Nguồn gốc của lễ Vu Lan.

Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược–theo nghĩa tiếng Việt. Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ. Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bảy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dàng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.

2. Ý nghĩa giáo dục

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”...

Không riêng gì với mỗi Phật tử chúng ta, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi. Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh.

“Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân” nhờ vậy mà được hình thành. Người Việt cử hành lễ Vu Lan nhằm giải tội cho người chết, cầu phúc cho người sống. Ðiều đặc biệt đáng chú ý là ngoài việc cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cầu siêu cho các cô hồn, u hồn của người khi tại thế đã thất cơ lỡ vận, phiêu bạt bơ vơ, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội... bằng việc đọc bài văn tế cô hồn trong khi hành lễ. Vậy là tục cúng các cô hồn của người Việt đã giao hoà với tinh thần cứu khổ cứu nạn, cứu nhân, độ thế của nhà Phật làm cho lễ Vu Lan thêm phần phong phú và sống động”.

Thật đúng là:

Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tịnh bình rưới hạt dương chi
Muốn nhờ Đức Phật từ bi
Giải oan cứu độ, hồn về Tây phương. 

Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi
Ðàn chẩn tế đây lời Phật giáo
Của có chi bát cháo nén hương
Gọi là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Rằm tháng bảy lễ xá tội vong nhân lễ vu lan mùa vu lan báo hiếu sửa soạn lễ vật cúng Dàng chú nguyện cầu siêu thoát


Tỳ Hưu xem tướng đầu gối chọn vị trí cửa hàng giau Người sinh ngày Giáp Dần chiêu quý nhân cho ngôi nhà 1980 năm 2014 sao gì đẩu số Những dấu hiệu phá tài trên khuôn mặt bí mật cung hoàng đạo phong thủy phòng ngủ Chòm sao ngây thơ cách xem phong thủy cho nhà ở bài trí bàn thờ đào hoa trận trong phong thủy tiên Bảo quản đá hổ phách cát tinh hợp Phong thủy bàn làm việc cửa hàng bán đồ phong thủy ở Bảo biện pháp cải thiện phong thủy mÃÆ Ý nghĩa sao Tướng Quân bát tự mang đào hoa đan ý nghĩa sao Thái Dương xem tướng đàn ông giàu chọn hướng kê bàn làm việc 12 nhà trong cung hoàng đạo sao thiên riêu tại mệnh tu vi Top 4 con giáp không bao giờ thất thành công trong cuộc sống hằng ngày 14 dieu day cua phat Tu Ý nghĩa sao Thiên mã xem tử vi nữ mạng tuổi quý hợi chìa khóa của hạnh phúc ngày sinh đại cát cho người tuổi Sửu 12 con giáp nữ Park Shin Hye sao thái dương MÃƒÆ y trang trí phòng tân hôn sao bạch hổ trong lá số tử vi quy mao cự giải nam hợp với cung nào đầm dự tiệc cưới đẹp Phà tuổi tuất kỷ hợi 1959 nam Đặt tên chữ t thu hút bạn khác giới ngày tốt về nhà mới phong tục truyền thống trong ngày tết CÚNG TẤT NIÊN CUỐI NĂM đặt vật phẩm phong thủy trên bàn làm thức xem bói mũi