1. Theo từ Hán Việt. (1) Theo các bộ chữ: Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.
Những cách đặt tên thường gặp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói


Ví dụ:

- Bộ thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…

- Bộ thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…

- Bộ mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…

- Bộ kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…

- Bộ hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…

- Bộ thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…

- Bộ ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…

Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên.

(2) Theo mẫu tự La – tinh a, b, c…của từ Hán Việt:

Ví dụ: Cư, Cừ, Cự, Cường, Cửu…

Hà, Hải, Hành, Hạnh, Hoàng, Huy…

(3) Theo tứ Linh:

Long, Lân, Quy, Phụng

(4) Theo thập nhị chi (mười hai con giáp của năm sinh):

Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

(5) Theo thập can:

Giáp, Ất, Bính, Định, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý

(6) Theo các loài hoa trong bốn mùa:

Mai, Liên, Cúc, Đào…

Hoặc theo tên cây cối:

Tùng, Bách, Hoè, Liễu, Cam, Lê…

(7) Theo dược liệu quý:

Sâm, Nhung, Quế, Cao, Thục…

(8) Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm:

Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân.

Hoặc hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm:

Ví dụ: Nguyễn Xuân Tú Huyên, Nguyễn Xuân Bích Huyên.

(9) Theo các từ trong một cụm từ Hán Việt:

Ví dụ: Hương, Khuê, Chiêm, Ngưỡng

Ẩm, Thuỷ, Tư, Nguyên

Tài, Lộc, Phong, Phú

Chiêu, Tài, Tiến, Bảo

Thục, Nữ, Thành, Tựu

Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.

(10) Dùng các cụm từ chỉ đức hạnh, chữ tam đa:

Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, Nhân, Từ, Đạo, Đức.

Phước, Lộc, Thọ.

(11) Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu:

Ví dụ: Tên cha: Trâm

Tên các con: Anh, Thế, Phiệt

Tên cha: Đài

Tên các con: Các, Phong, Lưu.

Tên cha: Kim

Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường.

(12) Tên đệm phân biệt được thứ bậc anh em họ tộc (Mạnh – Trọng – Quý):

Ví dụ: Nguyễn Mạnh Trung
Nguyễn Trọng Minh
Nguyễn Quý Tấn

Hoặc phân biệt con nhà bác, con nhà chú (Bá – Thúc)

Ví dụ: Nguyễn Bá Luân, Nguyễn Bá Lực, Nguyễn Bá Long,
Nguyễn Thúc Định, Nguyễn Thúc Đoan,
Nguyễn Thúc Đang

(13) Tên lấy từ một câu chữ trong sách cổ:

Ví dụ: Đào Trinh Nhất rút từ câu trong Luận ngữ :

Không Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi”.


(14) Tên lấy từ một câu danh ngôn trong cổ học:

Ví dụ: Tên Hoàng Đức Kiệm là rút từ câu cách ngôn :

“Tĩnh năng tồn tâm, kiệm năng dưỡng đức”.

Nghĩa: “Yên tĩnh có thể giữ gìn được cái tâm,
Tiết kiệm có thể nuôi dưỡng được cái đức”.


(15) Theo ý chí, tính tình riêng:

Ví dụ:

- Phạm Sư Mạnh: thể hiện ý chí ham học theo Mạnh Tử.

- Ngô Ái Liên: thể hiện tính thích hoa sen, lấy ý từ bài cổ văn : “Ái liên thuyết”.

- Trần Thiện Đạo: thể hiện tính hâm mộ về đạo hành thiện, làm việc lành.


2. Tên từ Thuần Việt

(1) tên có ý nghĩa đơn giản tự nhiên:

Ví dụ: Nguyễn Văn Vàng, Trịnh Thị Lành.

(2) Theo hoa quả thiên nhiên:

Ví dụ: Bưởi, Đào, Mận, Lài, Sen…

(3) Theo thứ tự trong gia đình:

Ví dụ: Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu…

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Thần số học kỷ mùi là mệnh gì tinh yeu hon nhan đầu Khái niệm cương thi thứ không nên đặt lên ban Phật Hội Phong Chúa trắc phán đoán quý tiện của con người thế ngủ hằng người nhóm máu a giải mã giấc mơ thấy sinh con gái tinh yeu võ tướng bàn ăn cho bé con giáp dễ vướng họa thị phi nguy cơ ly hôn cao điềm báo le cách xem ấn đường xem bói tính cách an sao cách hóa giải bàn làm việc hướng xấu mất của muon lòng Mo thay vang bàn ăn cung lai sư tử và xử nữ cằm chẻ Quản Tình mơ thấy nấm sao thẤt sÁt Thuong dần Tính tình la hau tu vi Chọn hướng cổng và bếp theo phong Xem tuổi kết hôn theo Ngũ Hành sao địa không đàn tuổi Tân Mùi trẻ em Hang Sao thiên quý âm dương lịch 2015 tiếng dien