Người xưa có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Cưới hỏi, ma chay đều quan trọng như nhau. Nếu phạm phải những điều đại kỵ trong đám tang dưới đây, cả người sống và người đã khuất đều khó mà yên ổn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói


1. Người dự đám tang ăn mặc lòe loẹt, hở hang

Trang phục phù hợp nhất khi đi dự lễ khâm liệm, an táng hay cải táng là màu đen hoặc trắng. Mặc những đồ lố lăng, lòe loẹt, hở hang là điều cần tránh.

Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ em hoặc những ai bị chó dại cắn không nên đi tới đám tang. Họ có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thể người mất vì ốm đau, bệnh tật, không tốt cho sức khỏe và cả mặt phong thủy.

Trong trường hợp nhà có trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai sống gần gia đình có tang, nên đặt lò than đốt vỏ bưởi hoặc bồ kết để trừ uế khí.

2. Chó mèo nhảy qua thi thể người chết

Khi thi thể người chết chưa được đặt vào quan tài, phải cử người coi giữ ngày đêm, vừa tỏ lòng thương tiếc, lại ngăn không cho chó hay mèo nhảy qua xác. Bởi như vậy dễ xảy ra hiện tượng quỷ nhập tràng (người chết bật dậy để bắt người sống). Đây là một trong những điều đại kỵ trong đám tang, cần phải tránh tuyệt đối.

Nhung dai ky trong dam tang can tranh tuyet doi hinh anh
 
3. Nước mắt rơi vào thi hài khi khâm liệm

Người xưa quan niệm rằng, nếu để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm sẽ khiến con cháu làm ăn khốn khó. Vì thế, dù thương xót người quá cố tới đâu cũng phải đứng xa một khoảng nhất định, tránh để nước mắt nhỏ vào thi hài.

4. Đi thật nhanh khi khiêng linh cữu

Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, vì thế, khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh đi nhanh. Thậm chí, những người khiêng linh cữu phải cố tình đi thật chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.

5. Khi về vẫn cố quay đầu lại

Hạ huyệt người đã khuất xong, khi ra về, những người đưa tang phải tuyệt đối tránh quay đầu lại.

6. Cưới gả trong thời gian để tang cha mẹ


Trong thời gian để tang cha mẹ phải kiêng kị việc cưới hỏi, lấy chồng lấy vợ để tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người đã khuất.

Theo quan niệm xưa, thời gian để tang là 3 năm. Nhưng ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Một số gia đình có thể lấy vợ, gả chồng cho con sau giỗ đầu.

Nhung dai ky trong dam tang can tranh tuyet doi hinh anh 2
 
7. Chôn đồ dùng của người sống cùng người chết hay dùng đồ thừa của người chết


Khi chôn cất người chết, kiêng dùng quần áo hay đồ dùng của người còn sống cho người mất vì như vậy là người mất đã mang đi một phần của người sống, khiến người đó có thể bị ngớ ngẩn, hay quên.

Ngoài ra, người sống cũng kiêng nằm giường thừa, mặc quần áo thừa, dùng đồ thừa của người chết để lại.

8. Để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng

Trước khi cải táng (sang cát), thông thường các đình sẽ xem ngày, giờ tốt. Việc cải táng luôn được thực hiện về đêm để tránh ánh sáng mặt trời. Vì có nhiều trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào, thi thể sẽ rữa ngay và teo lại.

9. Dùng quan tài bằng gỗ liễu

Theo quan niệm của dân gian, quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu. Bởi cây liễu không có hạt, sợ đời sau không có người nối dõi. Chất liệu tốt nhất để làm quan tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách.

10. Không chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất


Xem ngày, xem giờ và vị trí chôn cất là việc làm vô cùng quan trọng, để tránh những điều không may xảy ra. Vị trí của mộ tốt hay xấu có thể ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Dưới đây là một số kiêng kỵ khi chọn vị trí chôn cất:

– Không được chôn cất ở nơi có tảng đá lớn

– Không chôn cất ở nơi có bãi cát và nước chảy xiết

– Không chôn cất ở kênh rạch và nơi hoang vắng

– Không chôn trên đỉnh núi cô độc

– Không chôn xung quanh đền, chùa, miếu

– Không chôn gần nhà tù

– Không chôn nơi đồi núi hỗn loạn

– Không chôn nơi phong cảnh u sầu

– Không chôn nơi ẩm ướt hoặc địa hình không ổn định.

11. Một số điều kiêng kị khác

Người chết vì treo cổ tự tử: Theo tục lệ xưa, người thân phải chém đứt dây mà không tháo dây vì như vậy mối oan nghiệt mới dứt, tránh bị họa chết chóc sau này.

Người chết ngoài đường, chết đuối: Thân nhân người chết phải tổ chức tang lễ tại nơi chết hoặc dựng lán ngoài đồng để làm lễ, kiêng đưa xác về nhà vì có âm khí sẽ không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.

Con cái mất trước cha mẹ: Kiêng việc cha mẹ đích thân đưa tang con, vì con cái mất trước là nghịch cảnh, bất hiếu, gây nhiều đau thương. Cha mẹ có thể đau buồn mà ngất trên đường đi đưa ma, ảnh hưởng tính mạng, nên phải làm vậy để vơi nỗi buồn, tránh trùng tang.

Ngọc Điệp
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


ä eo 6 HẠchết lâm sàng xem tử vi Vị trí đặt bàn thờ Phật 5 Chọn hướng mở cổng theo vận mệnh và Xem tưởng phong thủy mang lại tiền tài Tử vi thứ 3 của 12 Con Giáp ngày 3 tháng Sao Phi Liêm ở cung mệnh giúp má ¹ Xem tuổi ông Huỳnh đất kết cúng rằm tháng 7 vào ngày nào cung hoàng đạo sao Tam Thai tại mệnh tình duyên hồ ngọc hà ngôn ngữ không lời Cung Bảo Bình nhóm máu O sao đường phù trong lá số tử vi giấc mơ có màu sắc chòm sao nam đào hoa phúc lộc bỏ Tết âm lịch phong thủy để giảm bớt lo âu CON GIÁP xem chỉ tay Tử Vi xem tử vi Top 4 con giáp dễ kết hôn trong màu sắc quần áo theo phong thủy Song Tử sao dƯỠng trong tỬ vi sao hoa cai lễ phật VIET NAM NU Màu sắc máy mắt phải cách treo rèm cửa treo guong người tuổi tị mệnh gì tướng bần hàn hình xăm lưỡng vô cực Phong thuỷ hóa giải lời nguyền ost xem tử vi 50 năm hôn phối Ý nghĩa sao Thiên Khốc 任强 知乎