Trong lúc tang gia bối rối không có người chủ đạo điều hành, công việc sẽ rất lúng túng và phạm nhiều sai sót. Khi thân nhân sắp từ trần, việc đầu tiên tang gia phải mời được người hộ tang. Người hộ tang phải là người thân thích gần gũi, có tuổi tác, kinh nghiệm, tháo vát, có uy tín trong họ. Người hộ tang thay mặt tang chủ điều hành mọi công việc, đối nội đối ngoại.
Những người điều hành công việc trong lễ tang ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Nếu người hộ tang biết cúng lễ thì kiêm luôn, nếu không thì mời người chấp sự, Người chấp sự lo việc hướng dẫn về mặt nghi lễ từ mộc dục, khâm liệm, thiết linh, thành phục đến an táng. Thành phần và tế ngu (lễ 3 ngày sau khi chôn). Người chấp sự thường là người có văn hoá (chữ Hán, chữ Quốc ngữ) nên có thể kiêm luôn cả việc tư vấn (viết văn cúng tế, bài vị, long triệu, đối, trướng, cáo phó...).

Người thu lễ: Sau khi thành phục cho đến hết 3 ngày sau khi an táng phải có người thu lễ. Người đó chuyên túc trực ở nhà ngoài, hễ có khách đến phúng viếng thì tiếp khách nhận lễ đặt lên bàn thờ, báo cho thân chủ ra bái tạ. Người thu lễ phải ghi đầy đủ danh sách người đến viếng và số lễ vật, để sau này tang chủ biết mà tạ ơn. Người thu lễ kiểm tra lễ vật sau khi khách đã cúng lễ xong ra về. Vì vậy phải chọn người thân tín của tang gia.

Người chấp hiệu: Thông thường các ban hành lễ đã có người chấp hiệu chuyên trách. Người chấp hiệu là chỉ huy đám phu kiệu đưa quan tài từ nhà ra xe tang hoặc đại dư (tuy không có xe nhưng khiêng kiệu hay xe gọi là đại dư), điều kiển việc đi đứng, nâng lên hạ xuống, sang trái sang phải, bằng hiệu lệnh hai thanh gỗ ngắn cầm tay, cho đến lúc hạ huyệt, tháo giây đòn mà chén rượu, đĩa dầu lạc đặt trên nắp áo quan không sánh ra ngoài. Người chấp hiệu ngồi trên đại dư ở phía sau, hoặc đi bộ giật lùi trước quan tài để điều khiển.   

Nếu gia đình nào tự thu xếp để con cháu kiêng áo quan thì phải chú ý chọn người chấp hiệu nhiều kinh nghiệm.

Chủ tang và chủ phụ: Là con trai trưởng và con dâu trưởng. Nếu tang cha mà mẹ còn sống thì mẹ là chủ phụ. Nếu cháu đích tôn thừa trọng (thay thế cha đã mất, khi làm lễ tang ông bà) thì cháu đích tôn là chủ tang, các ông chú đứng hai bên chỉ là bồi tế vợ của người cháu là chủ phụ khi bà chồng và mẹ chồng đã mất, còn các bà thím chỉ là phụ. Nếu cháu đích tôn còn bé quá, chưa chống gậy lễ tạ được thì chú thứ hai thay thế, nhưng vẫn phải nhân danh cháu mà bái lễ và bái tạ.

Những tục nghi lễ ngày xưa khá phức tạp, ngày nay đã được cải tiến, một số tục lệ lạc hậu, lỗi thời đã bị nhiều vùng bãi bỏ, ví dụ tục lăn đường, đuổi tà ma ác quỷ. Lệ tục chung vận dụng vào từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau, ngày xưa đã vậy, huống hồ ngày nay. Có gia đình con đàn cháu lữ, của ăn của để, sung túc đề huề, có gia đình đơn bạc nghèo nàn nên phải tuỳ nghi châm trước.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


12 con giáp nữ xem bói ấn đường thiem thu hôn gia hùng 12 chòm sao ghét Lễ hội cách lắp đặt máy hút mùi Am lich bát bạch thổ tinh cung song ngư và cung sư tử tuoi sao quan phu Chiên hòa xem bói tình duyện tu vi Vợ chồng xung khắc tuổi chưa hẳn Hội Phủ Đức kham Hóa giải lỗi phong thủy Kỳ đinh đàn ông mũi to môi dày nội phong thủy cây trước cửa nhà THIÊN sinh năm Quý Sửu triết lý tình yêu vong chòm sao chăm chỉ nham ngo sinh nam 2002 Đặt tên may mắn cho người tuổi Ngọ Ý nghĩa sao Thất Sát Ke tử vi trọn đời lời răn dạy của phật cặp đôi song tử và ma kết Linh thơ nữ ngay ket hon hong loan ĐẶT bày mâm ngũ quả ngày tết phụ nữ có nhiều lông bảy vận mệnh người tuổi Mậu Tuất thủ tục mơ thấy mưa to Hội Đền Nghè bồ cách cài đặt internet cho tivi panasonic sao phi liem các vật liệu làm bếp sao Thiên Hư tại mệnh chọn số điện thoại đẹp theo phong tướng bần tiện 10 cách chữa chim bị gãy cánh