Tác giả: VinhL Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Ký hiệu

Hào -x-: là hào lão âm, vì cực nên mới biến mà thành hào âm động có biệt số là 6, trong kinh dịch gọi hào âm động là Sơ lục, lục nhị, lục tam, ...., hoặc thượng lục.

Hào -o-: là hào lão dương, vì cực nên mới biến mà thành hào dương động có biệt số là 9, trong kinh dịch gọi hào dương động này là Sơ cửu, cửu nhị, cửu tam,..., hoặc thượng cửu.

Hào  : là hào thiếu dương chưa cực nên không biến, có biệt số là 7, trong kinh dịch thì không bàn đến các hào dương tĩnh.

Hào  : là hào thiếu âm chưa cực nên không biến, có biệt số là 8, trong kinh dịch cũng không bàn đến các hào âm tĩnh.

A) Phương Pháp Dùng 3 Đồng Tiền

Theo cách lấy quẻ bằng 3 đồng tiền thì người lấy quẻ thẩy 3 đồng tiền, sau đó tùy theo kết quả có bao nhiêu mặt ngửa hoặc mặt úp để định quẻ. Đặt mặt ngửa, hay đầu là H, trị số là 3, mặt úp, hay đuôi là T, trị số là 2.

Khi ta thẩy ba đồng tiền lên thì ta có một trong các kết quả sau đây:

H: đầu (head); T: đuôi (tail)

H + H + H = 3 + 3 + 3 = 9 => -o-, 9 là lão dương tức là hào dương động

H + H + T = 3 + 3 + 2 = 8 => - -, 8 là thiếu âm

H + T + H = 3 + 2 + 3 = 8 => - -

H + T + T = 3 + 2 + 2 = 7 => ---, 7 là hào thiếu dương, không động

T + H + H = 2 + 3 + 3 = 8 => - -,

T + H + T = 2 + 3 + 2 = 7 => ---,

T + T + H = 2 + 2 + 3 = 7 => ---,

T + T + T = 2 + 2 + 2 = 6 => -x-, 6 là hào lão âm tức là hào âm động

Đó là tất cả các trường hợp có thể xảy ra khi ta gieo 3 đồng tiền. Tất cả có 8 cách, trong đó

Hào -x-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy

Hào ---, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy

Hào - -, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy

Hào -o-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy

Ta dùng 2/16 mà không dùng 1/8 là vì muốn so sánh xác suất của các hào giữa hai phương pháp gieo đồng tiền và phương pháp cỏ thi.

B) Phương Pháp dùng Cỏ Thi

Có 50 cọng cỏ, để ra 1 cọng, còn lại là 49 cọng

1) Lần thứ nhất (49 cọng)

Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 48 cọng.

Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa này vào trong các ngón tay trái.

Trong nhóm B, cũng lấy đi 4 cọng mỗi lần cho tới khi nào còn lại 4 hoặc là ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa lại này vào trong các ngón tay trái.

Xác suất của lần thứ nhất như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẽ là

1 + 1 + 3 = 5

1 + 2 + 2 = 5

1 + 3 + 1 = 5

1 + 4 + 4 = 9

Cho nên xác suất của 5, P(5) = 3 / 4, xác suất của 9, P(9) = 1 / 4.

2) Lần thứ nhì (còn lại 44, hoặc 40 cọng)

Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 43 hoặc 39 cọng.

Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Cũng như lần 1, kẹp các cọng thừa này vào các ngón tay trái.

Trong nhóm B, mỗi lần cũng lấy 4 cọng cho đến khi nào còn thừa lại 4 hoặc ít hơn. Kẹp mấy cọng thừa này vào trong các ngón tay trái.

Xác suất của lần thứ hai như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẽ là

1 + 1 + 2 = 4

1 + 2 + 1 = 4

1 + 3 + 4 = 8

1 + 4 + 3 = 8

Cho nên xác suất của 4, P(4) = 1 / 2, xác suất của 8, P(8) = 1 / 2

3) Lần thứ ba (còn lại 40, 36, hoặc 32 cọng)

Lập lại y như lần thứ hai.

Xác suất của lần thứ ba như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẽ là

1 + 1 + 2 = 4

1 + 2 + 1 = 4

1 + 3 + 4 = 8

1 + 4 + 3 = 8

Cho nên các sác xuất giống như lần thứ hai. P(4) = 1 / 2, P(8) = 1 / 2

Sau 3 lần như thế ta có thể có những trường hợp như sau:

5 và 4 có trị số là 3, 9 và 8 có trị số là 2

5, 4, 4 = 3 + 3 + 3 = 9, P(5,4,4) = P(5) * P(4) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 4, 8 = 3 + 3 + 2 = 8, P(5,4,8) = P(5) * P(4) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 8, 4 = 3 + 2 + 3 = 8, P(5,8,4) = P(5) * P(8) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 8, 8 = 3 + 2 + 2 = 7, P(5,8,8) = P(5) * P(8) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

9, 4, 4 = 2 + 3 + 3 = 8, P(9,4,4) = P(9) * P(4) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 4, 8 = 2 + 3 + 2 = 7, P(9,4,8) = P(9) * P(4) * P(8) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 8, 4 = 2 + 2 + 3 = 7, P(9,8,4) = P(9) * P(8) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 8, 8 = 2 + 2 + 2 = 6, P(9,8,8) = P(9) * P(9) * P(9) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

Tóm lại, theo phương pháp Cỏ Thi, xác suất của các hào như sau

Hào 9, -o-, P(9) = P(5,4,4) = 3/16

Hào 8, - -, P(8) = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 3/16 + 3/16 + 1/16 = 7/16

Hào 7, ---, P(7) = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 3/16 + 1/16 + 1/16 = 5/16

Hào 6, -x-, P(6) = P(9,8,8) = 1/16

Sau đây là bản xác suất của các hào trong của 2 phương pháp, Đồng Tiền và Cỏ Thi

...............3 Đồng Tiền.........Cỏ Thi

6 -x- : .........2/16,.................1/16

7 --- : .........6/16,.................5/16

8 - - : .........6/16,.................7/16

9 -o- : .........2/16,.................3/16

C) Phương Pháp Dùng Bài Cào

Theo bản xác suất trên, nếu bạn muốn có xác suất giống như phương pháp cỏ thi bằng cách dùng bộ bài cào, thì theo cách sau đây:

Cơ đỏ = 7 --- : là hào dương tỉnh, là Hỏa, lấy 5 lá

Rô đỏ = 9 -o- : là hào dương biến, là Kim, lấy 3 lá

Chuồn đen = 8 - - : là hào âm tỉnh, là Mộc, lấy 7 lá

Bích đen = 6 -x- : là hào âm biến, là Thủy, lấy 1 lá

Đỏ là dương, Cơ thiếu dương nên không biến, Rô là lão dương vì cực mà động rồi biến.

Đen là âm, Chuồn là thiếu âm nên không biến, Bích là lão âm vì cực mà động rồi biến.

Tóm lại là 5 lá cơ, 3 lá rô, 7 lá chuồn, và 1 lá bích, tổng cộng là 16 lá. Xào bày (16 lá) sau đó rút 1 lá, được cơ thì là thiếu dương ---, được rô là lão dương -o-, được chuồn là thiếu âm - -, được bích là lão âm -x-. Đây là hào sơ. Sau đó bỏ lá bài lại, xào đều rồi rút tiếp hào 2, hào 3, hào 4, hào 5, và hào 6. Như vậy là đã có một quẻ trùng. Phương pháp này độ xác suất giống y như cách bói cỏ thi nhé, và có thể có cả 6 hào đều động.

Xác suất của hào theo phương pháp Bài Cào như sau:

Cơ, 7: --- : 5/16

Rô, 9: -o- : 3/16

Chuồn, 8: - - : 7/16

Bích, 6: -x- : 1/16

So sánh xác suất của các hào theo 3 phương pháp Đồng Tiền, Cỏ Thi và Bài Cào

...............3 Đồng Tiền..........Cỏ Thi............Bài Cào

6 -x- : .........2/16,.................1/16,.............Bích:.......1/16

7 --- : .........6/16,.................5/16,.............Cơ:..........5/16

8 - - : .........6/16,.................7/16,..............Chuồn:....7/16

9 -o- : .........2/16,.................3/16,..............Rô:..........3/16

Phương pháp lấy quẻ Dịch dùng bài cào có các xác suất của hào giống y như của phép lấy bằng cỏ thi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cao kỷ hợi 2019 thế mộ hung hiểm Hội Rước Voi khẩu nghiệp vị trí đặt bàn thờ xem bói duyên nợ Người tuổi Mùi mệnh Hỏa ngày tốt về nhà mới năm 2012 ĐẶT TÊN giáp thìn 1964 mạng gì Cặp đôi Kim Ngưu và Ma Kết 1991 mệnh gì ông công ông táo tết thanh minh bọng mắt nam 2015 Tân Mùi chuyển nhà dạy con mồng cách xem tướng bằng chỉ tay các lễ hội ngày 15 tháng 5 âm lịch ban hình xăm hợp mệnh thủy Lan 50 Tên ý nghĩa dành cho bé Trai 2016 hóa giải vận đen Tứ Hóa lịch âm 2014 cong ngũ hành Mộc thú 30 van menh 1990 đệ tử hóa giải tình duyên lận đận Vợ chồng mệnh gì hợp nhau bói bài tarot mơ thấy bướm bay ngay tet viet nam 8 Nằm mơ thấy rắn si tình Cách tra can tháng qua can năm hóa khí xuân phong thủy bàn thờ ông thần tài Ã Æ nam tuổi dê hợp với tuổi nào loc cung nam nữ Sao phượng các tùy tu vi Bói bài Tarot về tình yêu trong mệnh bùa phòng thân thùng đựng gạo Cung Cự Giải thai hòn sỏi