Đối với người chưa đoạn trừ sân si, còn bị trói buộc, nếu nhà vũ kịch trên sân khấu tập trung những liên hệ đến si sẽ khiến cho lòng si của càng tăng thịnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Bài kinh thể hiện quan điểm của Đức Phật về “sân khấu” và “kịch trường” dưới đây là Kinh Puta, chương tám, Tương ưng thôn trưởng, Kinh Tương ưng bộ tập II (số thứ tự 15) bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu, II. Puta (S.iv,306)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Rồi Talaputa, nhà vũ kịch sư (natagàmani), đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn:

– Con được nghe, bạch Thế Tôn, các vị Đạo sư, Tổ sư thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: “Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười (pahàsadeve)“. Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào?

– Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này.

4) Lần thứ hai, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con có nghe các vị Đạo sư, Tổ sư thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: “Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười”. Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào

– Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này.

5) Lần thứ ba, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con có nghe các vị Đạo sư, các vị Tổ sư thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: “Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười”. Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào?

– Thật sự, Ta đã không chấp nhận và nói rằng: “Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này”. Tuy vậy, Ta sẽ trả lời cho Ông.

6) Này Thôn trưởng, đối với những loài hữu tình thuở trước chưa đoạn trừ lòng tham, còn bị lòng tham trói buộc, nếu nhà vũ kịch trên sân khấu hay trong kịch trường, tập trung những pháp hấp dẫn, thời khiến lòng tham của họ càng tăng thịnh. Này Thôn trưởng, đối với những loại hữu tình thuở trước chưa đoạn trừ lòng sân, còn bị lòng sân trói buộc, nếu nhà vũ kịch trên sân khấu hay trong kịch trường tập trung những pháp liên hệ đến sân, thời khiến cho lòng sân của họ càng tăng thịnh. Này Thôn trưởng, đối với loài hữu tình thuở trước chưa đoạn trừ lòng sân si, còn bị lòng sân si trói buộc, nếu nhà vũ kịch trên sân khấu hay trong kịch trường tập trung những pháp liên hệ đến sân si, thời khiến cho lòng sân si của họ càng tăng thịnh.

ảnh tụng niệm
Nhà vũ kịch trên sân khấu hay trong kịch trường tập trung những pháp liên hệ đến si, thời khiến cho lòng sân si của họ càng tăng thịnh.

7) Người ấy tự mình đắm say, phóng dật, làm người khác đắm say và phóng dật, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh trong địa ngục Hý tiếu (Pahàso). Nếu người ấy có (tà) kiến như sau: “Người vũ kịch nào, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười”. Như vậy là tà kiến. Ai rơi vào tà kiến, này Thôn trưởng, Ta nói rằng người ấy chỉ có một trong hai sanh thú: một là địa ngục, hai là súc sanh.

8) Khi được nói vậy, vũ kịch sư Talaputa phát khóc và rơi nước mắt.

– Chính vì vậy, này Thôn trưởng, Ta đã không chấp nhận và nói: “Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này”.

– Bạch Thế Tôn, con khóc không phải vì Thế Tôn đã nói như vậy. Nhưng, bạch Thế Tôn, vì con đã bị các Đạo sư, các Tổ sư vũ kịch thời trước đã lâu ngày lừa dối con, dối trá con, dắt dẫn lầm lạc con rằng: “Người vũ kịch nào trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên hay cười”

9) Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con nay xin quy y Phật, Pháp và chúng Tăng. Mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới!

10) Vũ kịch sư Talaputa được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới.

11) Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Talaputa… trở thành một vị A-la-hán nữa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Sao hỏa tinh kiêng kỵ ngày tết Tuổi Tý Kỷ Dậu môi thâm Hóa Quyền con người là gì CA Nhá cự giải tu vi 50 tên ý nghĩa dành cho bé trai 2016 Bảo thọ quan tướng rốn đẹp xem park shin hye phục phận bạc phòng ngủ lục thập hoa giáp của Đinh sửu các lễ hội ngày 25 tháng 11 âm lịch phong thủy chùa mệnh bàn Thang 9 mau sac phong thuy bệnh phó thương hàn lợn Liem trinh bá tước St Germain Phật giáo châu phong thủy khi xây dựng nhà Kỷ Sửu Chuyện đời Tử người tuổi tuất bói tử vi người tuổi Ngọ thờ Phật nào ts Đằng sơn Nhìn tướng đi biết ngay sướng hay khổ Quạ ô tỏ tình phóng phong thủy màu xe Cụ Hoàng Hạc kết tử vi trọn đời người sinh ngày Mậu sao sinh khí bảo thủ mơ thấy đi mua nữ trang con nhện phong thủy Quan Thế Âm Bồ Tát cách làm đẹp của 12 cung hoàng đạo vận tính tuổi xung theo Lục Thập Hoa Giáp can chi ngũ hành ĐÊM nhàn hình xăm chữ đẹp và ý nghĩa về mẹ người âm Tân mùi