Quẻ Quan Âm Nhân Quý Ngộ Chủ có bắt nguồn như sau: Tiết Nhân Quý (614 - 683) là hậu duệ của vị tướng tài Tiết An Đô thời kỳ Nam Bắc Triều
Quẻ Quan Âm Nhân Quý Ngộ Chủ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là điển cố thứ Sáu trong quẻ Quan Âm, mang tên Nhân Quý Ngộ Chủ (còn gọi là quẻ Nhân Quý Gặp Chủ). Quẻ Quan Âm Nhân Quý Ngộ Chủ có bắt nguồn như sau:

Tiết Nhân Quý (614 – 683) là hậu duệ của vị tướng tài Tiết An Đô thời kỳ Nam Bắc Triều, là người của gia tộc họ Tiết ở Hà Đông, nhưng đến đời Nhân Quý thì gia tộc đã sa sút. Cha của Nhân Quý mất sớm, tuy từ nhỏ gia cảnh nghèo khó, nhưng Nhân Quý rất chịu khó tập luyện văn võ, bẩm sinh sức khỏe hơn người, sức ăn cũng lớn.

Tiết Nhân Quý sinh ra trong thời loạn, chăm chỉ làm nông để sinh sống, chưa có gì nổi tiếng. Đến năm ba mươi tuổi, Nhân Quý muốn di dời phần mộ tổ tiên, để mong đem đến vận tốt, nhưng vợ của Nhân Quý nói rằng: “Người có tài năng cần phải biết nắm bắt thời cơ. Nay hoàng đế ngự giá thân chinh đến Liêu Đông, chính là lúc cần có tướng mạnh, chàng có tài năng lớn, sao chàng không tòng quân để lập công danh? Đợi đến khi chàng phú quý trở về quê hương, thì cải táng cha mẹ cũng chưa muộn!” Tiết Nhân Quý nghe có lý, bèn từ biệt vợ, xin gia nhập quân đội, bắt đầu chặng đường suốt bốn mươi năm tung hoành nơi sa trường đầy kỳ tích.

Năm Trinh Quán thứ 19 (năm 643), Đường Thái Tông xuất phát từ Lạc Dương, đem quân đánh Cao Cú Lệ . Tháng ba năm ấy, ở chiến trường An Địa thuộc Liêu Đông, tướng lĩnh Lưu Quân Cùng của quân đội nhà Đường bị quân địch bao vây, không có cách nào thoát thân, cũng không ai có thể giải cứu. Trong thời khắc nguy nan đó, Tiết Nhân Quý đơn thương độc mã, dũng cảm đương đầu với gian nguy, lấy đầu tướng lĩnh của Cao Cú Lệ, lại đem treo lên mình ngựa, quân địch nhìn thấy khiếp sợ, liền thoái lui, Lưu Quân Cùng được giải cứu. Sau việc đó, Tiết Nhân Quý trở nên nổi danh trong quân đội.

Sau đó không lâu, trong trận chiến An Thị (nay là thôn Thành Tử, xã Nam Doanh, huyện Hải Thành, tỉnh Liêu Ninh), Tiết Nhân Quý đã phát huy được tài năng võ nghệ của mình. Qua trận chiến này, ông đã trở thành vị tướng mạnh nhất của nhà Đường lúc đó. Tháng tư năm Trinh Quán thứ 19, đội quân tiên phong của nhà Đường tiến đánh Cao Cú Lệ, liên tiếp đánh bại quân đội của Cao Cú Lệ. Tháng sáu, quân đội nhà Đường tiến đến An Thị, quan Mạc ly chi sai đại tướng Cao Diên Thọ và  Cao Huệ Chân thống lĩnh hai mươi lăm vạn đại quân đóng đòn trên núi, chống lại quân đội nhà Đường. Sau khi Đường Thái Tông thị sát địa hình, lệnh cho các tướng chia nhau tiến đánh.

Tiết Nhân Quý thân mang áo bào trắng khác hẳn với các binh sĩ khác, tay cầm phương thiên họa kích, lưng đeo hai cây cung, một mình một ngựa xung trận, thâm nhập vào hàng ngũ hai mươi lăm vạn quân trong trận địa của địch, làm rối loạn trận thế của kẻ địch, khiến cho quân địch không có cách nào ứng chiến. Cao Diên Thọ, Cao Huệ Chân nhiều lần muốn chấn chỉnh lại hàng ngũ tố chức để phản kích, nhưng đều bị Tiết Nhân Quý tấn công khiến cho hàng ngũ rối loạn. Quân đội nhà Đường ồ ạt tiến lên, quân Cao Cú Lệ đại bại. Lúc này, Lý Thế Dân ở xa quan sát trận đánh, trông thấy vị tướng trẻ mặc áo bào trắng chiến đấu vô cùng dũng mãnh giữa biển người, cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Sau trận chiến, Lý Thế Dân lập tức triệu kiến Tiết Nhân Quý, ban cho hai con ngựa, bốn mươi tấm lụa, cho mười tù binh làm người hầu, lại thăng chức làm tướng quân du kích, Quả Nghị Đô úy của phủ Vân Tuyền.

Sau đó quân đội nhà Đường đánh mãi mà không thắng, lại gặp phải mùa đông mưa tuyết lớn, lương thực và cỏ không đủ, bèn lui quân. Giữa đường, Lý Thế Dân nói với Tiết Nhân Quý rằng: “Các tướng lĩnh của trẫm đều đã già rồi, nay gặp chiến sự đã không thể đảm nhận nối trọng trách này nữa, trẫm muốn lựa chọn một vị tướng quân trẻ tuổi có tài, không ai có thể hơn được khanh. Chuyến chinh phạt lần này, cho dù có thu phục được Liêu Đông trẫm cũng không vui, mà điều vui nhất chính là có được nhân tài như khanh!”

Câu nói “Trẫm không vui vì có được Liêu Đông, mà vui vì có được khanh” đã trở thành một câu nói nối tiếng; dùng hàng trăm vạn dặm lãnh thổ của vùng đất Liêu Đông rộng lớn để đánh giá về Tiết Nhân Quý, đủ để thấy được tài năng của ông. Sau khi Đường Thái Tông qua đời, con trai là Đường Cao Tông tiếp tục trọng dụng Tiết Nhân Quý, khiến ông trờ thành vị tướng nổi tiếng một thời.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Ä Ã³n Lễ hội Đạt Sao THIÊN CƠ người đàn ông nhung Chiêm tinh nguồn Quốc ấn ở cung mệnh tiết Thanh Minh phong thuy nha o chọn hướng tốt theo tuổi Bói hắt xì thu Thuong ngày tam nương 2013 Hải Trung Kim là gì ÃƒÆ Lâm Canh Phàm đặt vật phẩm phong thủy trên bàn làm dáng người thắt đáy lưng ong là như Tướng Số tử vi tuổi thân mo ket cầu được ước thấy màu sắc khai vận sao thiên Cơ ngày đẻ cam nang phong thủy làm ăn tu vi Tử vi trọn đời tuổi Đinh Sửu nam cặp đôi thiên bình và cự giải vật phẩm phong thủy cầu con trai bạch hổ cách chế và hóa giải hướng nhà xấu xem tử vi hạn vận tốt xấu năm 2015 mơ thấy cây quÃƒÆ valentine của huyền quan hợp phong thủy cách giải đoán lá số tử vi xem tuong phong thủy để giảm bớt lo âu tì hưu Rằm Tháng 7 hội xã dương liễu tuổi tỵ có hợp với tuổi dậu không trong nhà thay Xem Tử Vi tà n CÚNG GIA TIÊN