Những điều kiêng kỵ trong ngày cưới này đa phần đều ảnh hưởng từ những phong tục, tập quán trong xã hội xưa.
Tại sao mẹ đẻ kiêng đưa con gái về nhà chồng?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Vì thế đã xảy ra một số trường hợp oái oăm: Ngày con gái vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời nhưng người thì khóc lóc buồn tủi vì bị ép buộc, người thì lo sợ cảnh làm dâu, làm vợ, từ tấm bé chưa rời mẹ, nay tự nhiên mẹ con xa nhau; mẹ thương con còn thơ dại, cũng mủi lòng sụt sùi khóc. Thế là, trong khi hai họ đang vui mừng yến ẩm ở nhà ngoài thì hai mẹ con lủi thủi, cắp nón ra về. Tan tiệc, nhà trai chẳng tìm thấy cô dâu đâu nữa. Qua một vài đám đại loại như vậy người ta rút kinh nghiệm mẹ đẻ không đưa con gái về nhà chồng, dần dần bắt chước nhau, trở thành tục lệ.

Một vài nơi, cả bố cô dâu cũng không đi đưa dâu với lý do con mình đã gả bán cho người. Tình cảnh này đã khiến người ta thường kiêng không cho mẹ tiễn con dâu đi lấy chồng, sợ lại xảy ra việc khóc lóc, không hay trong ngày vui trọng đại. Và cho đến bây giờ, tục ấy vẫn còn, mẹ đẻ không bao giờ tiễn con gái về nhà chồng.

Ngoài ra, người ta còn kiêng cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ. Trong ngày cưới, người xưa rất kiêng kỵ việc cô dâu khóc và ngoái lại nhà bố mẹ đẻ. Họ cho rằng cô dâu không được vương vấn gia đình vì điều này có thể khiến cô dâu bỏ nhà chồng về nhà mẹ đẻ hoặc cô dâu đó không chu toàn với nhà chồng. Nhưng ngày cưới, đa phần cô dau đều khóc. Nói là kiêng nhưng đây là thứ cảm xúc tự nhiên, không ai cấm đoán được. Thế nên, đã là con gái đi lấy chồng, vì chưa bao giờ xa nhà, thương nhớ bố mẹ thì khóc là chuyện đương nhiên dù rằng, người đàn ông đó là người cô ấy yêu thương và chọn gắn bó cả đời. Việc này không thể kiêng kỵ được.

Mẹ chồng cũng nhất định không được đi đón con dâu. Vì theo quan niệm xưa, mẹ chồng nàng dâu giáp mặt nhau sớm như vậy sẽ xảy ra mâu thuẫn sau này, cuộc sống và mối quan hệ không hòa thuận.

Cũng giống như vậy, việc cô dâu không được xuất hiện trước khi đón dâu, cũng là điều kiêng kỵ. Quan niệm này có lẽ xuất phát từ thời dựng vợ gã chồng theo ý bố mẹ mà cô dâu chú rể không hề biết mặt nhau cho đến khi kết hôn. Vì vậy, nhiều gia đình cho rằng nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể sẽ mất duyên và không còn coi trọng đám cưới nữa.

Thời nay hôn nhân tự do, trai gái tìm hiểu, yêu nhau kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, hướng dẫn. Thế nên, ở nhiều địa phương, những tục lệ này đã dần bị loại bỏ. Người ta tự ý làm theo cảm xúc cũng như mong muốn của mình. Trên thực tế, việc hạnh phúc trong hôn nhân hay không, mối quan hệ với mẹ chồng, nhà chồng có tốt hay không là phụ thuộc vào mỗi người, không phải dựa vào điều kiêng kỵ gì hết. Thế nên, muốn có cuộc sống ôn hòa, hãy thể hiện quan điểm sống rõ ràng, biết trước biết sau, đối xử chân thành với nhau dù là nhà mình hay nhà chồng đều vậy.

Theo Khám phá
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tử vi 2015 ất sửu イーラパーク静岡県東部 Sao Tiểu hao coi tướng làm quan cua xem tử vi Top 5 con giáp sức khỏe dồi Sao Thiên quý tu vi Xem bói con giáp nào càng về già Tìm đặt gương đúng cách sinh khí đặt bàn thờ thần tài theo phong Xem tưởng Vang cách trang trí phòng tân hôn đẹp bói tướng cách gây tai họa trong tử vi Tính người thích màu đỏ tím mệnh sao hóa quyền tại mệnh tranh con giáp mặt tiền mặt hậu của ngôi nhà đại phát chồng tuổi sửu vợ tuổi dần nên sinh giai ma giac mo cô thần mệnh thổ 20 hình xăm 3d Hồi Thúy hóa Quyền tướng cách vương Đình chi Xem bát tự dự đoán đại vận Nguồn nhà phong thủy tốt Lễ Kì Yên gặp may mắn Cung Trọng Điểm giờ sinh Bố treo guong đường Công danh lấy vợ tuổi nào bat tu ha lac Nhận bố mẹ tuổi dậu sinh con tuổi thìn dầm năm tuổi có nên kết hôn Sao bát tọa qua tang cuoc song tang đố mộc hợp với mạng nào sim sô Äón ngày sinh đại cát cho người tuổi Dần thuật xem bói 15 đức tính của một nhà đầu tư thành phúc lộc của con người xem tướng có chính xác không Nguyễn mÃÆo