Tết Hàn Thực vào ngày mùng 3 tháng 3, đây là tết ăn đồ nguội nghĩa là phải nấu đồ lễ từ hôm trước, còn đến ngày này thì cấm lửa.
Tết Hàn Thực

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Bánh trôi - loại bánh được làm trong ngày mùng 3 tháng 3

Theo truyền thuyết dân gian, tết Hàn Thực bắt nguồn từ việc tưởng nhớ Giới Tử Thôi vào thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Chuyện kể rằng: Giới Tử Thôi là bầy tôi trung thành của vua Văn Công nhà Tấn từ lúc Văn Công còn phải long đong, lận đận bôn tẩu khắp mọi nơi, hết chạy sang nước Địch, lại chạy sang nước Vệ, nước Tề, nước Sở. Suốt 19 năm trời gian nan, nhưng khi thành nghiệp lớn, Tấn Văn Công lại quên công đầu của Giới Tử Thôi.

Tử Thôi không oán hận mà tủi thân bỏ về quê nhà, cõng mẹ vào núi Miên Sơn ở ẩn. Sau này, Văn Công nhớ ra cho người tìm kiếm Tử Thôi nhưng không thấy. Vua Tấn biết Tử Thôi ở Miên Sơn không chịu ra nên hạ lệnh đốt rừng để buộc ông phải ra. Nào ngờ Tử Thôi và mẹ cùng chịu chết cháy trong rừng.

Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước. Người Hoa thường làm bánh trôi, bánh chay để hôm sau ăn tránh việc nổi lửa để tưởng nhớ một vị trung thần.

Tiết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng đã được Việt hóa từ lâu đời. Vào ngày này, trên ban thờ gia tiên, trên mâm cỗ tại đền thờ hay một số chùa chiền nguời ta thường dâng cúng bánh trôi, bánh chay.

(Theo Nghi lễ thờ cúng của người Việt)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Tết Hàn Thực


qua nét tướng giÃƒÆ chùa vân tay thay ran Ngon nhung hôn Làm giac Từ từơng tên bé gái nốt ruồi phú quý của phụ nữ dâm bình Quý mang Già ngÀy 3 Gi mày Cua chó nụ tuong Âm chưa Đức người tuổi Hợi thuộc cung Song Ngư phong thủy giường ngủ Nhà SAO TUẦN TRIỆT TRONG TỬ VI Người phù tưởng Trăn ong ngực phụ nữ bên to bên nhỏ CÃƒÆ kính LUẬN lịch may gÃƒÆ Nguyễn lỗ thiên