Tết Trung Thu được tổ chức vào đêm rằm tháng 8 để mọi người, đặc biệt là trẻ em phá cỗ, ca hát nô đùa dưới trăng.
Tết Trung Thu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tết Trung Thu được tổ chức vào đêm rằm tháng 8 để mọi người, đặc biệt là trẻ em phá cỗ, ca hát nô đùa dưới trăng.

Tết Trung Thu

Cỗ cúng ngày rằm tháng 8 chủ yếu là các loại hoa quả. Cỗ được bày biện trên ban thờ từ lúc chập tối, gia chủ thắp đèn hương khấn gia thần, gia tiên cùng về vui tết Trung Thu với gia đình, con cháu.

Có nhiều sự tích liên quan đến ngày này. Theo truyền thuyết Trung Hoa, vào một đêm rằm tháng 8, trăng sáng, trời trong, Đường Minh Hoàng dạo chơi tận tới khuya thì gặp một vị tiên, vua được vị tiên này mời lên cung Quảng Hàn thưởng ngoạn cảnh đẹp.

Đường Minh Hoàng xúc cảm trước vẻ đẹp lạ thường, lại được xem vũ khúc của tiên nữ tuyệt diệu. Khi đến cung trăng, vua thấy biển đề “Quảng Hàn cung” và “Thanh Hư động”. Nhưng mới xem nửa chừng, Đường Minh Hoàng đã phải trở lại cung điện. Người luyến tiếc những giây phút thơ mộng nên nhân ngày này đã đặt lệ tết Trung Thu để mọi người được uống rượu và trông trăng. Cung trăng từ đó được gọi là cung Quảng Hàn hay cung Quảng.

Tết Trung Thu chủ yếu là để dành cho thiếu nhi, có rất nhiều trò chơi truyền thống độc đáo được tổ chức dưới trăng. Đặc biệt là tục rước đèn có từ thời nhà Tống, Trung Quốc. Chuyện kể rằng đời vua Tống có con cá chép nhưng sau hóa thành yêu tinh, cứ đêm trăng sáng lại hiện lên giả làm con gái đi hại người. Trước thảm họa đó, Bao Công đã bày cho người dân làm đèn con cá giống y như hình yêu tinh rong chơi ngoài đường. Từ đó, yêu tinh sợ không dám hại người nữa.

Sau tục rước đèn là tục hát trống quân. Tục này, xuất hiện từ thời Nguyễn Huệ. Người xưa kể lại, khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà, ông liền bày ra cách cho đôi bên giả làm trai gái hát đối đáp với nhau để quân sĩ vui vẻ, phấn khởi, vơi đi nỗi nhớ.

Ngày nay, đêm Trung Thu thường tổ chức cho các em nhỏ vui chơi tập thể, sau đó sẽ chia quà. Do vậy, tết Trung Thu thật sự có ý nghĩa đối với trẻ em và được coi là ngày tết của thiếu nhi.

(Theo Nghi lễ thờ cúng của người Việt)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Tết Trung Thu


nội tâm Phong thuy Tuổi ất sưu phong NHÂM TÝ cau Tennis 19 Bố cách đặt tên thương hiệu dương liễu mộc bao võ tướng vo chinh dieu Khái niệm ông công ông táo Nhị Hắc tuổi Canh tý xem tu trẻ em vị trí đặt bàn thờ Sao thiên quý Tuổi sưu đặt tên hay cho con biển số xe hợp mệnh mộc tướng số ác Già là bói bài tarot phúc Số học Tâm Sao Hóa Khoa tăng tài lộc khí trường su nghiep xa Vũ Tiến Phúc cách treo gương ná ƒ đàn Hoàng Xuân Vinh cua nguoi đôi môi dày Tiết Thanh minh minh Sao VĂn khúc phong thuy mệnh Thổ hợp màu gì bói ngày sinh phong thủy bể cá cảnh ngoài trời Đức Phật Sự tẠu mâm cơm tất niên ngu hanh SAO THIÊN TRÙ Long nên làm gì trong tháng cô hồn 9