Người Việt Nam ta quan niệm rằng đốt pháo là hoạt động vui nhà vui cửa, và để hòa nhập vào niềm vui chung của mọi người.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đã bao đời nay tại Việt Nam, người ta đốt pháo trong hội hè, cúng tế. Mừng tân gia, mừng thăng quan tiến chức, mừng thọ, mừng sinh con trai. Nhất là trong tết Nguyên đán, đốt pháo là một phong tục không thể thiếu. Bài thơ Vịnh Tết của Nguyễn Công Trứ đã miêu tả đầy đủ cảnh Tết dù là Tết của người nghèo:

"Bánh chưng chất chặt chừng hai chiếc,
Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu.
Trừ tịch kêu vang ba tiếng pháo,
Nguyên tiêu cao ngất một cành tiêu!”

dot-phao-giao-thua

Câu đối năm xưa của Tú Xương cũng là một bức họa khá độc đáo:

‘Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo,
Nhân tình bạc thế lại bôi vôi!’

Người Việt Nam ta quan niệm rằng đốt pháo là hoạt động vui nhà vui cửa, và để hòa nhập vào niềm vui chung của mọi người. Trong ba ngày Tết, nhà người ta đốt pháo ầm ĩ, nhà mình im lặng thì thật là buồn tẻ. Người Việt Nam ta quan niệm rằng tiếng pháo gây những âm thanh ầm ĩ, nhộn phịp, như tiếng trống thúc dục hòa cùng những khoảnh khắc thiêng liêng của ất trời, màu khói xanh tỏa trong không gian, màu xác pháo hồng tung tóe dưới đất đã gây nên những xúc động mạnh cho khứu giác, thị giác, thính giác...
Ngoài ra đốt pháo cũng là một cách dự đoán tương lai. Nhà ai đốt pháo không nổ phải châm lại hai ba lần, hay pháo nổ rời rạc thì năm đó làm ăn không thuận lợi. Đám cưới mà đốt pháo không nổ cũng là một điềm xui. Trong đám cưới, người ta đốt pháo khi họ nhà trai đến họ nhà gái, và khi họ nhà gái đưa dâu đến nhà trai. Trong lễ mừng thọ, mừng thăng quan, mừng sinh con rai, mừng tân gia, người ta đốt pháo khi cử hành lễ gia lên, và khi có những quan khách sang trọng đến. Trong ngày Tết, người ta đốt pháo lúc giao thừa và sau đó là suốt ba ngày Tết. Khi đến nhà ai chúc Tết, khi vào cổng, khách cũng có thể đốt một phong pháo để chúc mừng.
 

Ngày xưa, phong pháo chỉ dài hơn một gang tay, treo lên thì dài gấp đôi, đốt trong vài phút và cỡ pháo tiểu, nghĩa là viên pháo nhỏ hơn ngón tay út và dài hơn một lóng tay. Còn pháo nhỏ hơn, bằng nửa pháo tiểu, cho trẻ con chơi thì gọi là pháo chuột. Loại pháo to hơn, dài hơn, gấp đôi pháo tiểu là pháo trung. Còn pháo đại là viên pháo to gần bằng viên pin đại, hay bằng lon sữa bò tùy theo nhà chế tạo và người đặt. Ngày xưa đời sống bình dị, chỉ vài phong pháo tiểu củng đủ vui vẻ, dân chúng ít ai đốt pháo trung hay pháo đại. Pháo thường làm thành tràng dài nên gọi là pháo tràng. Pháo đại có thể tháo rời đế đốt từng viên hay nối với pháo tiếu, pháo trung để tạo nên âm thanh tạch tạch, đùng đùng rất nhộn nhịp.

Ở một vài nơi, dân chúng còn có tục đốt pháo tập thể. Người ta tổ chức thi đốt pháo hoặc chơi đốt pháo tại đình làng. Pháo nhà nào nổ to, ít lép, xác pháo văng xa thì thắng cuộc. Có nơi thi ném pháo, tức là treo một viên pháo đại lên (viên này rất to), người dự thi dùng pháo tiểu ném trúng pháo đại để cho pháo đại bắt lửa cháy và nổ. Cũng có làng trai gái ném pháo vào nhau đùa giỡn.
Hiện nay, phong tục đốt pháo (pháo tiểu, pháo trung, pháo đại) đã bị cấm, thay vào đó là pháo hoa, nhưng trong tâm thức của mỗi người vẫn văng văng đâu đó tiếng pháo năm xưa mỗi độ tết đến xuân về.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

pháo tết ngày tết


sao Bà t BẠch canh Giáp Ngọ 4 Tuổi Bính Dần Long mach nguyên tắc thờ phật Cự môn Sao Thiên Đức thien co b Mậu Thìn quả báo Huong Thái Dương tọa mệnh xem phật dạy danh để em rời xa menh con tri phản Khâm TS tu vi Dọn nhà dịp tết hợp phong thủy sau Tuổi Dậu phu tro Thất sát sinh tử quy mơ thấy tôm hàng kiêng ngũ Sao Hỏa tinh dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng thiết mơ thấy thỏ chọn ngày tốt để cải táng giàu xem nốt ruồi may man hôn nhân của người tuổi Thân イーラパーク静岡県東部 số tử vi Chớ bói tướng lam treo tự lực chia tay bai hoc cuoc song thiền Thần Thổ công nguoi yeu cu luong Hổ Sao THÁI DƯƠNG sao vu khuc hưởng thụ