Theo tục lệ cổ truyền, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu trời và có tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp
Tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp có ý nghĩa gì?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Theo tục lệ cổ truyền, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu trời. Ngoài mâm cỗ, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ gần nhà...


Tuc tha ca chep ngay 23 thang Chap co y nghia gi hinh anh
 

Ý nghĩa tục lệ cúng ông Công ông Táo?

  Theo truyền thuyết kể lại rằng: "Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.   Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người". Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.   Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ thả cá chép ngày 23 tháng Chạp. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác.   Sau khi cúng xong sẽ đem "phóng sinh" ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời.   Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Ngoài ra, tục thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt.   Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.  

Thả cá chép ngày 23 tháng Chạp đúng cách

  Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.   Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa đúng mục đích tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ. Nhiều người không phải thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa nước cá xuống ao, hồ.   Như vậy không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn thể hiện thái độ bất kính, sai ý nghĩa, chuẩn mực với phong tục cổ truyền thiêng liêng của dân tộc.   Thả cá chép đúng là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Có như vậy mới mong tìm được sự bình an trong tâm linh và bảo vệ môi trường sống xung quanh.  
► Mời các bạn xem sao hạn, xem tuổi xông đất 2017 để mang lại may mắn cho gia chủ

Theo Vietnamnet

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

thả cá chép ngày 23 tháng chạp


trò Môn cuối năm 2015 hội tri chỉ nến phong thủy Con rùa tuổi Sửu DÃÆ Quản Văn Thịnh Ma kết quả diếu Người tuổi Hợi mệnh Mộc de nước tuổi Thìn Bốc Phệ Hướng kê giường Phá tượng học cách sắm lễ Hội Xuân Dương Thập Thần chòm sao Nguyễn Táo Người tuổi Dần mệnh Hỏa xem bói tình duyên tuổi Dần quà cách xem lá số tử vi e circular sbi người có nhóm máu ab tính cách cân xương tiết Kỳ nằm mơ đánh nhau với ma coi bói Sao thiên phú khai tuong sinh Xem bói tháng sinh nói nên gì về con cúng ông táo kiếm tiền giỏi tướng người phụ nữ Long phụ nữ mạnh mẽ xem tu vi đặt SAO PHÙ lễ phục sinh văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ Sao Thiên khốc ách tính diện tích đất hình tam giác Sao Đà la chuyen nha Xem boi tinh cách dọn dẹp nhà cửa ngày tết tranh chấp